Thứ Ba, 19/01/2010 06:33

Bội thực cổ phiếu

Doanh nghiệp ngành tài chính, bất động sản ồ ạt lên sàn và chạy đua phát hành cổ phiếu để tăng vốn khiến thị trường chứng khoán thừa nguồn cung, sức hấp dẫn của nhiều cổ phiếu giảm mạnh

Gần đây, rất nhiều công ty đua nhau lên sàn. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thuộc hai lĩnh vực tài chính và bất động sản cũng rục rịch chuẩn bị niêm yết. Trước hiện trạng này, một số chuyên gia tài chính nhận xét: Sàn chứng khoán đã thực sự biến thành kênh huy động vốn của các DN.

“Nóng” bất động sản

Các cổ phiếu ngành bất động sản thường được chú ý. Nhiều cổ phiếu đã đĩnh đạc ở nhóm blue-chips. Ngày 18-1, trong lúc bảng điện tử trên sàn giao dịch chứng khoán ở TPHCM và Hà Nội đỏ rực thì hai cổ phiếu mới chào sàn là Sao Mai - An Giang (ASM) và Fideco (FDC) tăng điểm khá, nhờ hoạt động của công ty có liên quan đến bất động sản.

Cụ thể, mã ASM tăng trần 20% và mã FDC tăng gần 8% dù thị trường đang giảm mạnh. Trong vài ngày tới, sàn chứng khoán TPHCM sẽ chào đón một mã cổ phiếu được đánh giá là “đại gia” trong ngành bất động sản, đó là Coteccons với giá chào sàn dự kiến đến 95.000 đồng/cổ phiếu.

Chuyện lên sàn với giá cao hoặc tăng trần liên tục của cổ phiếu ngành bất động sản, xây dựng đã trở nên quen thuộc. Trước đây, những cổ phiếu như VPH, VNI... cũng từng có hơn chục phiên tăng trần. Gần đây, mã DXG của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh dù là “lính mới” trên sàn nhưng cũng đã liên tục tăng trần, được nhà đầu tư chú ý vì có hình thức PR cổ phiếu khá “nóng”: Ưu tiên bán nền dự án và giảm giá 2% - 5% cho nhà đầu tư nào sở hữu từ 10.000 cổ phiếu DXG trước ngày công bố dự án. Công ty Đất Xanh cũng phát hành cổ phiếu tăng vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản.

Bầu sữa của DN

Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong năm 2010, hàng loạt công ty bất động sản, chứng khoán và ngân hàng sẽ lên sàn. Với áp lực tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng, nhiều ngân hàng có thể xem sàn chứng khoán là “bầu sữa” để hút vốn. Các công ty chứng khoán cũng cần vốn lớn để mở rộng hoạt động và tăng tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Theo TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tin học và Ứng dụng kinh tế, việc các DN tranh thủ niêm yết lên sàn chứng khoán để huy động vốn là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế. Khi đã lên sàn, tình hình hoạt động của công ty sẽ minh bạch hơn vì được kiểm soát, nhà đầu tư cũng yên tâm hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những dự án hay hoạt động kinh doanh của các công ty đã lên sàn đều tốt và hiệu quả. Với những công ty bất động sản phát hành tăng vốn để đầu tư vào dự án cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét tính hiệu quả của dự án và hiệu quả sử dụng đồng vốn. “Nếu bạn không dám đầu tư vào dự án bất động sản nào đó thì đừng nên bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty chủ đầu tư dự án đó” - ông Đinh Thế Hiển khuyên.

Tăng vốn điều lệ luôn là áp lực đối với DN, cũng là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm khi mua cổ phiếu. Bởi với dòng vốn lớn, áp lực tìm kiếm lợi nhuận sẽ cao. Và khi nhiều công ty lên sàn, ồ ạt phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì sự pha loãng cổ phiếu sẽ xảy ra khiến sức hấp dẫn của cổ phiếu giảm đi.

Với sự vào cuộc ồ ạt của nhiều DN như đã nói trên, thị trường chứng khoán sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung và khả năng bội thực cổ phiếu rất dễ xảy ra. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ hơn để “chọn mặt, gửi vàng”.

Tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp phải giải trình

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18-4-2007.

Theo đó, DN niêm yết phải giải trình khi lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước, thay vì DN phải giải trình khi kết quả kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ 5% trở lên như Thông tư 38.

Thông tư 09/2010/TT-BTC quy định: Các tổ chức niêm yết phải báo cáo giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc tăng trần hay giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu thế chung của thị trường, thay vì các tổ chức niêm yết phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp như trước đây. - Q.An

Sơn Nhung

Người lao động

Các tin tức khác

>   Thị trường chùng xuống (18/01/2010)

>   VN-Index lao dốc, nhà đầu tư nhỏ mất phương hướng (18/01/2010)

>   PRUBF1 tổ chức Đại hội Nhà đầu tư Thường niên 2009 (18/01/2010)

>   Hụt hơi trên sàn chứng khoán: Tiền từ sàn vàng đâu? (18/01/2010)

>   ATA cung ứng 70% sản phẩm dầu cá, bột cá cho Đài Loan (18/01/2010)

>   IMP chốt danh sách tham dự ĐHCĐ thường niên 2009 (18/01/2010)

>   GIL thay đổi trụ sở chính (18/01/2010)

>   Từ 2010: DN sẽ phải đăng tải toàn văn BCTC kiểm toán (18/01/2010)

>   Dược phẩm ICA chốt danh sách tổ chức ĐHCĐ bất thường 2010 (18/01/2010)

>   Cổ phiếu ngân hàng: Kỳ vọng phục hồi trong 2010 (18/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật