Thứ Ba, 19/01/2010 11:02

Bảo hiểm lập quỹ đầu tư: Vấn đề là thời điểm!

Sự chưa hoàn tất về khung pháp lý chỉ là một lý do nhỏ, điều đáng phải suy nghĩ nhất với các DN này vẫn là vấn đề thời điểm bước vào thị trường.

Ngoài những băn khoăn về một khung pháp lý chưa hoàn chỉnh và thời điểm giao thoa để các quy định mới chính thức có hiệu lực, thì vấn đề thị trường chưa thực sự “nóng sốt” chính là nguyên nhân khiến các DN bảo hiểm nhân thọ dè dặt trong việc bước chân vào cuộc chơi của các quỹ đầu tư. Mặc dù cũng đã sẵn sàng chuẩn bị nhân lực và vật lực cho kế hoạch thành lập công ty quản lý quỹ, nhưng nói đến thời điểm thì hầu hết DN chưa có công ty quản lý quỹ đều cho rằng: có lẽ phải chờ thêm 1 - 2 năm nữa.

“Bất cứ công ty bảo hiểm nhân thọ  nào cũng muốn có công ty quản lý quỹ, vì đó là mô hình chung của bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng đầy đủ cho vấn đề này, nhưng hiện nay quan trọng nhất là thị trường đã ủng hộ hay chưa. Thực tế, thị trường tài chính Việt Nam, nhất là TTCK hiện nay vẫn còn khá non trẻ và người dân vẫn còn xu thế đầu tư theo tâm lý đám đông”, tổng giám đốc một công ty bảo hiểm nhân thọ chia sẻ.

Sau thời của các công ty quản lý quỹ như Prudential và Manulife, những DN bảo hiểm nhân thọ khác không thể làm theo mô hình này nữa. Các đơn vị đi sau đang chờ đến thời điểm mới, sau năm 2011 theo lộ trình WTO, để được thành lập công ty 100% vốn của mình (sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập).

“Có một vấn đề đang đặt ra là có nên xin phép thành lập công ty quản lý quỹ từ bây giờ hay không, bởi nếu thành lập theo dạng liên doanh thì không lẽ 1 - 2 năm nữa khi mốc cam kết với WTO có hiệu lực, quỹ đã thành lập này lại chia tay? Các công ty bảo hiểm nhân thọ khác chắc cũng phải suy nghĩ khi đã biết chính xác lộ trình này”, vị tổng giám đốc trên chia sẻ. Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến các DN này còn “lăn tăn” trong việc thành lập công ty quản lý quỹ khi quy chế về quỹ mở vẫn chưa có… Tuy nhiên, sự chưa hoàn tất về khung pháp lý chỉ là một lý do rất nhỏ, điều đáng phải suy nghĩ nhất với các DN này vẫn là vấn đề thời điểm bước vào thị trường để hoạt động thuận lợi hơn.

Tất nhiên, không phải đến thời điểm sau năm 2011 các DN bảo hiểm mới ùn ùn nộp đơn xin thành lập công ty quản lý quỹ. Những công ty có ý định bước chân vào thị trường đều đang có những bước chuẩn bị khá khẩn trương về vật lực và nhân lực để chờ thời - cũng là một khoảng thời gian cần thiết để công ty mẹ có đủ hiểu biết những đặc điểm khác biệt của thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam, khi quyết định đầu tư vào đây.

“Tôi cho rằng, các DN bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam có thừa đủ khả năng về tài chính cũng như nhân lực, vật lực để thành lập công ty quản lý quỹ, nhưng đúng là bối cảnh thị trường lúc này chưa thực sự phù hợp”, một chuyên gia trong ngành nhận định.

Hiện tại, các DN bảo hiểm nhân thọ cũng đang hướng tới dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư - một tiền đề tiến tới thành lập công ty quản lý quỹ. Thực tế, trong số lượng hợp đồng bảo hiểm mới phát hành tăng 13% so với cùng kỳ thì nhóm sản phẩm bảo hiểm đầu tư (bao gồm Bảo hiểm liên kết chung và Bảo hiểm liên kết đơn vị) có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 78%, tiếp theo là Bảo hiểm tử kỳ với mức tăng khoảng 20%, còn dòng bảo hiểm hỗn hợp chỉ tăng nhẹ 2% (thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2009). Điều này cho thấy, các sản phẩm bảo hiểm đầu tư đang thu hút sự quan tâm của khách hàng và đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ.

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo cấp cao của một DN bảo hiểm nước ngoài cũng cho rằng, vẫn đang xem xét khả năng đầu tư thêm danh mục bảo hiểm liên kết đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam. Có thể hiện tại thì chưa nhưng chắn trong tương lai không xa, có thể là 2 - 3 năm nữa, DN này sẽ thành lập công ty quản lý quỹ.

“Có công ty quản lý quỹ là một điều kiện tốt giúp cho các DN bảo hiểm nhân thọ tách bạch được kết quả đầu tư… Tuy nhiên, vào thị trường Việt Nam lúc này vẫn chưa thực sự chín muồi. Dù có sản phẩm hay, kỹ thuật giỏi và hệ thống hạ tầng đầy đủ, nhưng nếu không lựa thời điểm đúng vẫn có thể thất bại. Đối với tôi, thời điểm bước vào thị trường mới chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công”, vị lãnh đạo này thận trọng chia sẻ.

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Standard Chartered Việt Nam được cung ứng dịch vụ bảo hiểm (16/01/2010)

>   Năm 2009, chi trả 372,3 triệu đồng bảo hiểm tiền gửi (12/01/2010)

>   Bảo hiểm nhân thọ nhắm đến khách hàng thu nhập thấp (11/01/2010)

>   "Thị trường bảo hiểm VN sẽ phát triển nhanh" (09/01/2010)

>   Bảo hiểm đầu tư lấn sân bảo hiểm truyền thống (07/01/2010)

>   Mô hình nào cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam? (07/01/2010)

>   Thị trường bảo hiểm tăng trưởng ngoài dự đoán (04/01/2010)

>   Bảo hiểm nhân thọ: “Sân chơi” của doanh nghiệp ngoại (04/01/2010)

>   “Khúc cua” trên thị trường bảo hiểm (04/01/2010)

>   “Hạ phí bảo hiểm không khác gì lấy đá tự đập chân mình” (31/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật