Thứ Năm, 21/01/2010 09:01

Bán chứng khoán T+2, nhu cầu rất lớn

Đầu tuần này, giới đầu tư lại rộ lên chuyện một số CTCK cho phép NĐT thực hiện giao dịch bán chứng khoán T+2. Trên một số diễn đàn CK, không ít môi giới đi câu khách VIP cũng đưa ra những lời mời hấp dẫn, trong đó có hứa hẹn cho giao dịch T+2.

Trong vai NĐT, phóng viên ĐTCK đã tìm hiểu tại một số CTCK về giao dịch T+2. Thực tế cho thấy, phần lớn CTCK đều chưa thực hiện nghiệp vụ này ngay cả với NĐT VIP. Giám đốc một CTCK nói: "Chúng tôi chẳng vội gì, sớm hay muộn thì ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cũng cho phép thực hiện. Bây giờ mà làm, nếu bị khui ra thì ảnh hưởng đến thương hiệu Công ty".

Tại một CTCK "ngôi sao" đang lên về thị phần môi giới, có nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt như bảo lãnh thanh toán T+2 (mua chứng khoán 2 ngày sau mới phải trả tiền), đòn bẩy tài chính (mua gấp 3 lần giá trị ký quỹ, sau 4 ngày lại được vay bằng 50% tổng giá trị cổ phiếu đang sở hữu để mua tiếp chứng khoán)..., khi được hỏi về việc cho bán chứng khoán T+2 thì môi giới ở đây cũng lắc đầu.

Một số NĐT đặt câu hỏi, vì sao nhiều CTCK đã thực hiện được việc bán T+2 mà khi kết nối với Trung tâm Lưu ký, chính thức chuẩn bị thực hiện việc này lại mất nhiều thời gian như vậy? Trên thực tế, CTCK cho bán T+2 được là do các công ty này vẫn sử dụng tài khoản tổng (NĐT và CTCK chung một tài khoản).

Khi kết thúc ngày giao dịch, CTCK có thể tự bù trừ chứng khoán giữa phần tự doanh của mình với tài khoản NĐT hoặc giữa tài khoản của các NĐT với nhau, miễn làm sao tổng số chứng khoán mua - bán trong ngày khớp với số lượng mua - bán tại Trung tâm Lưu ký.

Rủi ro xảy ra khi CTCK không thực hiện tự doanh nhiều mã chứng khoán với số lượng lớn, buộc họ phải lấy tài khoản NĐT nọ đập vào tài khoản NĐT kia. Việc chiếm dụng tài khoản chứng khoán kiểu này không chỉ gây thiệt hại cho NĐT bị mượn chứng khoán, mà có thể ảnh hưởng dây chuyền, dẫn đến mất khả năng thanh toán chứng khoán của CTCK.

Muốn bán T+2 theo quy trình chuẩn, Trung tâm Lưu ký và các thành viên phải chỉnh sửa hệ thống phần mềm để đảm bảo có thể quản lý theo dõi và kiểm soát được hoạt động mua bán của NĐT, tránh trường hợp bán vượt quá số lượng cho phép hoặc bán chứng khoán thuộc giao dịch lỗi đang xử lý.

Mới đây, UBCK lại ban hành văn bản nhắc nhở các CTCK không được thực hiện bán chứng khoán T+2 khiến nhiều người đặt vấn đề "không có lửa làm sao có khói". Việc có CTCK “mạo hiểm" cho phép khách hàng thực hiện bán chứng khoán T+2 cho thấy, đây là nhu cầu rất lớn của NĐT, đòi hỏi cơ quan quản lý sớm hoàn thiện văn bản pháp lý để chính thức vực thực hiện.

Đông Hải

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu PPC: Kỳ vọng từ tỷ giá JPY/VND (21/01/2010)

>   CMC Corp triển khai dự án tại Khu CNC TPHCM (21/01/2010)

>   MAFPF1 tổ chức Đại hội NĐT năm Tài chính 2009 (21/01/2010)

>   DAD sẽ góp thêm 5 tỷ đồng vào Đầu tư Tài chính Thiên Hoá (20/01/2010)

>   VIT, CAP và PVA chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ 2010 (20/01/2010)

>   SJS sẽ triển khai toàn diện dự án Nam An Khánh (20/01/2010)

>   Chuyên nghiệp hóa giao dịch tại HNX (20/01/2010)

>   "Quy định mới không yêu cầu tổ chức niêm yết phải lập và công bố BCTC tóm tắt" (20/01/2010)

>   OTC: Trầm lắng vẫn là chủ đạo (20/01/2010)

>   Dẹp tin đồn bằng minh bạch thông tin (20/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật