Thứ Sáu, 11/12/2009 09:51

“Bắt lỗi” công ty đại chúng chậm, vì sao?

Thời gian gần đây, UBCK liên tục đưa ra quyết định xử phạt các công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết. Các vi phạm tập trung vào việc không đăng ký nghĩa vụ CTĐC và phát hành chứng khoán không xin phép xảy ra từ một vài năm trước đó.

Nở rộ

Chỉ ngay đầu tháng 12, UBCK đã ban hành nhiều quyết định xử phạt CTĐC. Trong quyết định xử phạt CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel ngày 7/12, UBCK chỉ rõ, từ tháng 10/2007 - 4/2009, DN này đã tiến hành đợt nhận tiền góp vốn của trên 100 NĐT để góp 960 tỷ đồng vốn điều lệ thành lập công ty khi chưa đáp ứng điều kiện: "hoạt động của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán" (Khoản 1, Điều 12, Luật Chứng khoán). Tại thời điểm 15/9/2008, CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel đã đủ điều kiện là CTĐC, nhưng đến 6/7/2009, mới nộp hồ sơ đăng ký CTĐC với UBCK vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 25, Luật Chứng khoán. Tháng 4/2009, DN này thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Tổng công ty Viễn thông Quân đội để tăng vốn điều lệ từ 960 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng nhưng không báo cáo UBCK, đồng thời không thực hiện công bố thông tin kết quả của đợt phát hành riêng lẻ trên trong vòng 24 giờ, vi phạm quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC về việc công bố thông tin trên TTCK. Với các vi phạm kể trên, CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel đã bị UBCK phạt, tổng cộng mức phạt là 25 triệu đồng.

Do không tuân thủ nghĩa vụ của CTĐC, CTCP VRG Đá Bình Định bị phạt tổng cộng đến 65 triệu đồng. Trong thời gian từ 31/12/2007 đến 30/6/2008, DN trên đã chào bán chứng khoán ra công chúng, tăng vốn điều lệ từ 8,5 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng cho 157 cổ đông khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Từ ngày 1/10/2008 đến ngày 6/01/2009, Đá Bình Định chào bán chứng khoán ra công chúng, tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 40 tỷ đồng nhưng không đăng ký với UBCK và phân phối chứng khoán không đúng quy định. Ngoài ra, Công ty đã đủ điều kiện là CTĐC (có 157 cổ đông nắm giữ cổ phần, vốn điều lệ đã góp là 30 tỷ đồng) từ ngày 9/05/2008 nhưng đến ngày 17/09/2009 mới nộp hồ sơ đăng ký CTĐC. Với mức phạt 65 triệu đồng là tương đối lớn so với một DN quy mô vốn nhỏ như Đá Bình Định.

Một DN khác cũng bị UBCK phạt do không đăng ký CTĐC khi đã đủ điều kiện là CTCP Dược Viễn Đông. Từ ngày 31/12/2008, DN này đã đủ điều kiện là CTĐC nhưng đến ngày 12/10/2009, mới nộp hồ sơ đăng ký CTĐC. DN này bị phạt tiền 10 triệu đồng. Cũng "dính lỗi" không đăng ký CTĐC bị UBCK xử phạt là CTCP Kim loại màu Nghệ Tĩnh. Tháng 9/2008, DN này đã đủ điều kiện là CTĐC nhưng đến ngày 1/9/2009, mới nộp hồ sơ đăng ký CTĐC  với UBCK.

Cơ quan quản lý bị động

Điều dễ nhận thấy là các vi phạm của CTĐC diễn ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay cơ quan quản lý mới có các quyết định xử phạt. Chẳng hạn việc nhận vốn góp sai quy định của CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel diễn ra từ tháng 10/2007 kéo dài đến tháng 4/2009. Hoặc việc chào bán chứng khoán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện của CTCP VRG Đá Bình Định diễn ra từ 31/12/2007 đến 30/6/2008. Đặc điểm của các hành vi trên là việc xử phạt diễn ra chậm, làm giảm tính chất ngăn ngừa, răn đe. Bất lợi thuộc về NĐT khi không nắm được các thông tin của DN phát hành cũng như các quy định về chứng khoán và TTCK.

Theo tìm hiểu của ĐTCK, nếu không có khiếu nại trực tiếp của NĐT hay phản ánh của cơ quan thông tin đại chúng thì cơ quan quản lý khó có thể phát hiện sai phạm và xử phạt các CTĐC. Tính đến ngày 1/12/2009, đã có 948 CTĐC đăng ký với UBCK. Nếu tính cả các CTĐC chưa đăng ký với UBCK, số ước tính lên đến 4.000 CTĐC. Đối với các CTĐC chưa đăng ký với UBCK thì việc kiểm soát gần như nằm ngoài khả năng. Bởi theo quy định, UBCK chỉ quản lý các CTĐC với vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng và có từ 100 cổ đông trở lên. Nhiều CTCP "né" đăng ký CTĐC để không phải thực hiện các nghĩa vụ đi cùng bằng cách duy trì số cổ đông ít hơn 100.

Sở dĩ thời gian gần đây UBCK xử phạt nhiều CTĐC với các lỗi diễn ra từ nhiều năm trước là do khi làm hồ sơ lên sàn hoặc hồ sơ lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký (VSD), các công ty phải hoàn thiện hồ sơ. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, các thụ lý phát hiện DN vi phạm quy định nào thì yêu cầu phải "trình báo" với UBCK và nộp phạt, sau đó mang giấy nộp phạt quay trở lại để hoàn thiện hồ sơ. Ông Phạm Trung Minh, Trưởng phòng lưu ký chứng khoán VSD cho biết, hồ sơ lưu ký chứng khoán tập trung của CTĐC chưa niêm yết không nhiều và việc xử lý cũng khá nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số trường hợp kéo dài là do trước đó, CTĐC vi phạm các lỗi như chào bán không xin phép, không đăng ký CTĐC, phân phối chứng khoán không theo quy định… Họ phải mất thời gian nộp phạt và hoàn thiện hồ sơ nên bị chậm.

Lộ trình lưu ký cổ phiếu tập trung theo quy định của Luật Chứng khoán đã được UBCK đặt mục tiêu đến ngày 31/12/2009 phải hoàn thành, nhưng đến nay đã phải gia hạn. Tuy nhiên, sau khi gia hạn, vẫn còn nhiều CTĐC chậm triển khai cho dù chỉ là đăng ký lộ trình lưu ký tập trung. Một trong nhiều nguyên nhân là các sai phạm CTĐC trước đó chắc chắn sẽ bị phát hiện trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và sau khi phát hiện sẽ là một quá trình làm rõ và xử phạt.

Làm thế nào để xử phạt kịp thời các vi phạm của CTĐC chưa đăng ký với UBCK thực sự đang là bài toán khó với cơ quan quản lý.        

Đông Hải

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   PVI hợp tác với 5 đối tác nước ngoài (11/12/2009)

>   Đón "sóng" cổ phiếu bất động sản (11/12/2009)

>   SGD xin kiến cổ đông bổ sung thêm kinh doanh bất động sản (10/12/2009)

>   Từ 1/1/2010: Sẽ chính thức thu thuế kinh doanh chứng khoán (10/12/2009)

>   DHG vinh dự nhận giải “Cổ phiếu Vàng Việt Nam năm 2009” (10/12/2009)

>   Quỹ đầu tư nước ngoài: Bổ sung chiến lược lướt sóng (10/12/2009)

>   Khi DN “sợ” có cổ đông lớn (10/12/2009)

>   Thị trường sắp có sóng theo ngành (10/12/2009)

>   Chứng khoán Nhất Việt thay đổi địa điểm trụ sở chính (09/12/2009)

>   GIL bổ sung mục đích sử dụng danh sách cổ đông (09/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật