Thứ Hai, 16/11/2009 11:48

IMF: Để tái cân bằng toàn cầu, đồng Nhân dân tệ phải mạnh

(Vietstock) – Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày Thứ Hai 16/11 nhận định đồng Nhân dân tệ (NDT) mạnh là một phần trong các cuộc cải cách mà chính quyền Bắc Kinh cần phải thực hiện để gia tăng tiêu thụ nội địa và đẩy lùi tình trạng mất cân bằng toàn cầu.

Theo ông Dominique Strauss-Kahn, các quốc gia nằm trong tâm điểm của sự mất cân bằng toàn cầu cần phải tiến hành nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết tình trạng này.

Cụ thể trong trường hợp của Trung Quốc, ông Strauss-Kahn cho rằng quốc gia này phải đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực chi tiêu cá nhân.

Ông nói: “Đồng NDT mạnh là một phần quan trọng trong các cuộc cải cách. Cho phép đồng NDT và các đồng tiền Châu Á khác tăng giá sẽ thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, nâng cao thu nhập trên thị trường lao động và cung cấp các ưu đãi thích hợp để khuyến khích hoạt động đầu tư.”

Ông chú ý rằng giới chức trách Trung Quốc đã sẵn sàng tiến hành các biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hộ gia đình, trong đó có cải cách y tế.

Tuy nhiên, cần phải thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để đảm bảo quá trình chuyển đổi lâu dài và có hệ thống sang lĩnh vực tiêu thụ thông qua việc mở rộng quy mô các chính sách xã hội, tiến tới cải cách hệ thống tài chính và xa hơn nữa là cải cách quản trị doanh nghiệp.

Ngược lại, các quốc gia với lượng thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ cần phải gia tăng tiết kiệm; trong đó nhiều quốc gia, kể cả Mỹ phải giành ưu tiên hàng đầu cho cải cách hệ thống tài chính.

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu dường như đã rẽ sang một hướng mới, nhưng rủi ro lớn nhất trong thời gian tới là việc thu hồi các biện pháp kích cầu trước thời hạn.

Bất chấp các vấn đề liên quan đến hệ thống tiền tệ quốc tế, ngành tài chính vẫn hoạt động tương đối tốt. Bên cạnh đó, ông hy vọng đồng USD sẽ tiếp tục là đồng tiền dự trữ chính thêm một thời gian nữa.

“Các chính sách hợp lý của Mỹ trong thời gian tới có thể xoa dịu được mối quan ngại về đồng bạc xanh trong ngắn hạn,” ông Strauss-Kahn nhận xét.

Theo ông, trên thực tế IMF vẫn cần nguồn tài chính mạnh hơn nữa để có thể làm tròn vai trò của một nhà cho vay toàn cầu, cứu cánh cuối cùng đáng tin cậy.

Được biết, một số quỹ dự trữ trong khu vực Châu Á như Quỹ Sáng kiến Chiang Mai (Chiang Mai Initiative - CMI)* đã cam kết bổ sung nguồn tài trợ vốn cho IMF. Và theo ông Strauss-Kahn các quan chức nên tìm thêm các cách thức mới để gia tăng tính thanh khoản toàn cầu.

*Quỹ Sáng kiến Chiang Mai

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Bali, Indonesia hôm Chủ nhật 03/05, 10 nước ASEAN và 3 đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã thỏa thuận được những chi tiết cuối cùng về một quỹ hỗ trợ thanh khoản của khu vực trị giá 120 tỉ đô la Mỹ.

Được biết tới với cái tên Sáng kiến Chiang Mai (Chiang Mai Initiative), quỹ CMI có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính để cân bằng cán cân thanh toán cho nước thành viên nào bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản, không để tái diễn tình trạng một nước bị “thiếu tiền” kéo theo các nước khác sụp đổ dây chuyền như vụ khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1999.

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Giá vàng đầu tuần tăng giảm nhiều chiều (16/11/2009)

>   Giá vàng thế giới lập kỷ lục cao mới (16/11/2009)

>   “Đầu cơ”, chuyện bình thường (16/11/2009)

>   Dự trữ ngoại hối và tỷ giá (15/11/2009)

>   Ấn Độ - nguồn cơn gây sốt vàng ở Việt Nam (15/11/2009)

>   Giá vàng vụt tăng trở lại, tiến sát 28 triệu đồng (14/11/2009)

>   Thưa Thống đốc, “căng thẳng ngoại tệ” tháo gỡ thế nào? (14/11/2009)

>   Không nên lao vào mua USD (14/11/2009)

>   Nhìn lại tuần “nổi loạn” của giá vàng (14/11/2009)

>   Vàng đang khuấy đảo thị trường dự trữ ngoại tệ (14/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật