Thứ Tư, 21/10/2009 22:26

Chính sách tín dụng sẽ tiếp tục được nới lỏng

Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ngày 15.10 vừa qua đã đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 cũng như năm 2010. Theo đó, sự kết hợp phục hồi về xuất khẩu và nguồn cầu trong nước mạnh mẽ sẽ là động lực để nền kinh tế VN tăng trưởng ở mức 5,3% trong năm 2009 và 8,5% trong năm tiếp theo. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Kai Nargolwala - TGĐ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse.

* VN được nhiều tổ chức quốc tế nhận xét là có triển vọng phục hồi sớm và nhanh hậu khủng hoảng. Thực tế triển vọng tăng trưởng GDP năm 2009 cũng đạt con số khá cao. Vậy theo ông, VN có những cơ hội như thế nào trong năm 2010?

- Theo nhận định của chúng tôi, chắc chắn VN đang thoát ra khỏi suy thoái kinh tế. Chúng tôi đã lạc quan nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của VN lên 8,5% trong năm 2010, trong khi dự đoán của Chính phủ VN chỉ là từ 6-6,5% năm 2010. Tiêu thụ trong nước và dự đoán phục hồi về đầu tư và xuất khẩu là lý do chính cho sự lạc quan của chúng tôi. Chính phủ VN đã làm được một việc rất ấn tượng là ổn định được dòng tiền mặt và tín dụng, tránh được sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp trên diện rộng, cũng như giữ được lòng tin về khả năng tài chính quốc tế của VN cũng như đối với các DN trong nước.

Chúng tôi cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển chính. Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xuất khẩu sẽ đạt được hiệu quả từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt-may, da-giày sẽ thu lợi khi sức mua toàn cầu phục hồi. Các ngành công nghiệp khác như sản xuất thiết bị điện gia dụng, đồ điện tử cũng hứa hẹn sẽ phát triển nhanh trở lại khi có nhiều dòng sản phẩm mới ra đời cũng như nguồn cầu tăng trở lại. Các ngành sẽ phát triển trở lại khác bao gồm dầu thô (khi giá quốc tế ở mức ổn định) và các sản phẩm nông nghiệp, khi giá lương thực phục hồi.

*Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra được xem như một lần trong đời. Tuy nhiên, dường như TTCK toàn cầu đang có những tiến triển vượt xa những phân tích cơ bản của nền kinh tế. Vậy đâu là nguyên nhân của điều đó. Liệu sự phục hồi đó có thực sự bền vững?

- Trái với những nhận định hoài nghi về một kịch bản phục hồi hình chữ W, chúng tôi cho rằng sẽ không có sự “đảo chiều” lớn nào trong xu hướng phục hồi toàn cầu năm 2010. Chúng tôi cũng quan sát thấy sự phục hồi đáng kể từ những thị trường mới nổi tới thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Điều này dẫn đến một sự phục hồi thống nhất trên toàn cầu trong nửa cuối của năm 2009.

*Là một tổ chức hàng đầu thế giới về các hoạt động thu xếp vốn và đầu tư, với những hoạt động của Credit Suisse trong năm 2009, theo ông dòng vốn đầu tư quốc tế có tìm kiếm một chiến lược tại các thị trường mới nổi như VN hay không? Mối quan tâm của các NĐT quốc tế thông qua Credit Suisse với TTCK VN như thế nào trong thời điểm này?

- Nhiều NĐTNN hiện đang phải lo giải quyết hậu quả của khủng hoảng tài chính ở đất nước họ, nên họ chưa thể quay lại đầu tư nhiều vào các thị trường đang nổi như VN. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào triển vọng của đất nước cũng như nền kinh tế VN. Chính phủ VN đã tiến hành các biện pháp đúng đắn để duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững và vì thế, nền kinh tế VN không chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như những nền kinh tế khác trong khu vực. Dựa trên những cuộc trao đổi gần đây của chúng tôi với các NĐTNN, mối quan tâm của họ đối với VN là lớn, cả về thị trường CP lẫn trái phiếu.

* NHNN VN cũng như NHTƯ của đa số quốc gia đều thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng. Vậy theo ông, chính sách kích thích kinh tế như vậy nên kéo dài đến lúc nào và có thể chấm dứt khi xuất hiện những tín hiệu cụ thể nào của nền kinh tế?

- Theo chúng tôi, các NHTƯ nói chung thường rất thận trọng khi đưa ra quyết định ngừng những sáng kiến kích cầu. Chúng tôi không cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, hay NHTƯ Châu Âu, hoặc NH Anh sẽ bắt đầu nâng lãi suất lên cho tới giữa năm 2010. Thậm chí sau thời điểm đó, lãi suất có thể chỉ được nâng lên một chút ít mà thôi. Những nước ít suy thoái hơn trong cuộc khủng hoảng sẽ bắt đầu quá trình bình thường hoá chính sách tiền tệ sớm hơn, như trong trường hợp của Australia.

Đối với VN, chúng tôi dự đoán rằng NHNN sẽ thắt chặt tài chính, tiền tệ từng bước một cách nhẹ nhàng từ nửa cuối năm 2010 khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu tăng bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng.

Nguyễn Hoàng

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   BIDV và Kexim ký hiệp định khung hợp tác tài trợ xuất khẩu (21/10/2009)

>   Ngân hàng sẽ gặp khó với cho vay mua nhà  (21/10/2009)

>   Lãi suất thỏa thuận và nỗi lo ngân hàng thương mại (21/10/2009)

>   Tăng trưởng tín dụng sẽ vượt 30%? (21/10/2009)

>   Nguy cơ lạm phát từ chính sách tiền tệ nới lỏng (20/10/2009)

>   Tăng cường công tác quản lý và minh bạch trong đấu thầu mua sắm (20/10/2009)

>   Siết chặt tín dụng mua nhà trả góp (20/10/2009)

>   Giảm sốc gói kích cầu (20/10/2009)

>   Cử tri muốn được hỗ trợ lãi suất vay vốn hết 2010 (20/10/2009)

>   Ủy ban Kinh tế muốn dừng gói hỗ trợ lãi suất (20/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật