Wall Street sẽ trải qua bài test ”khối lượng giao dịch”
(Vietstock) – Tâm lý trên thị trường tài chính phố Wall sẽ được test trong tuần tới khi giới đầu tư trở lại sau kỳ nghỉ hè, nhất là tại thời điểm các dấu hiệu suy yếu tái xuất hiện sau khi thị trường đã trải qua đợt phục hồi kéo dài sáu tháng qua.
Nỗi ám ảnh về Tháng 9 đen tối cũng có thể khiến nhà đầu tư sẵn sàng đẩy mạnh bán ra. Thị trường đóng cửa tuần đầu tiên của tháng với diễn biến tồi tệ nhất kể từ đầu Tháng 7, mặc dù phần lớn số điểm mất đi đã được lấy lại trong phiên giao dịch hôm Thứ Sáu vì dưới góc nhìn của nhà đầu tư, báo cáo việc làm Tháng 8 ít xấu hơn dự đoán.
Sự gia tăng khối lượng giao dịch trong tuần này khiến cho giới đầu tư phấn khởi xem xét chiều hướng của thị trường sau ngày Lễ Lao động vào Thứ Hai tới. Được biết, thị trường tài chính Mỹ sẽ đóng cửa vào ngày này.
Khối lượng giao dịch đang trên đà sụt giảm không phải là một dấu hiệu đáng khích lệ bởi điều này cho thấy nhà đầu tư ngày càng tin rằng thị trường đang ở trong xu hướng giá giảm.
Jim Paulsen, Giám đốc đầu tư tại Công ty Quản lý Quỹ Wells ở Minneapolis cho biết: “Những gì bạn muốn chứng kiến chính là việc nhà đầu tư quay trở lại thị trường sau kỳ nghĩ lễ cuối tuần và họ đang bắt đầu chuyển tiền từ các kênh đầu tư khác sang chứng khoán. Điều này có được phần lớn nhờ vào việc nhà đầu tư ngừng xả hàng."
Vào Thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm bị cắt giảm trong lĩnh vực dịch vụ vàoTháng 8 là mức ít nhất trong một năm qua nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại leo thang lên mức cao 26 năm 9.7%. Trong khi sự cải thiện của thị trường lao động là chìa khóa cho việc phục hồi kinh tế, các nhà phân tích dự đoán thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng cao, ngay cả khi nền kinh tế chuyển biến tích cực trở lại.
Một khi khối lượng giao dịch gia tăng trở lại, điều đó cũng không có nghĩa là bữa tiệc trên Phố Wall đã kết thúc. Và một đợt phục hồi với khối lượng giao dịch cao sẽ là bước trung gian có lợi cho thị trường giá lên.
Từ trước đến giờ, các đợt giảm điểm thường được xem là cơ hội mua vào cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với chỉ vài số liệu kinh tế không quan trọng lắm và một số báo cáo tài chính còn sót lại vào tuần tới, thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc nhiều vào các cơ hội mua vào này để lấy đà đi lên.
Lịch sử có lập lại?
Chuỗi 6 tháng tăng điểm liên tiếp của S&P 500 đã kết thúc trong Tháng 8 khi chỉ số này giảm mất 0.4%, và từ đầu Tháng 9 đến giờ, chỉ số này vẫn tiếp tục xu hướng đi xuống.
Tính riêng trong tuần vừa qua, S&P 500 giảm 1.2%, Dow hạ 1.1% và Nasdaq hạ lùi 0.5%.
Tháng 9 đã đi vào lịch sử và được xem là một trong những tháng “đen tối” nhất trong năm với bằng chứng rõ ràng nhất là sự sụp đổ của Lehman Brothers, tập đoàn tài chính tiếp quản ngân hàng Merrill Lynch và giải cứu Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm AIG khỏi phá sản.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự sụt giảm trong quý 3 đã trở nên quen thuộc và có thể đã tác động đến thị trường. Dù vậy, các nhà đầu tư vẫn còn bị ám ảnh bởi bóng ma của Tháng 9 nên sẽ khó có khả năng họ tiếp tục duy trì đợt xả hàng này.
Dõi theo kế hoạch cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe
Cổ phiếu của ngành chăm sóc sức khỏe sẽ lọt vào tầm ngắm khi vào Thứ Tư tới, Tổng thống Obama sẽ có cuộc họp trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm ủng hộ cho kế hoạch cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình.
Ngành bảo hiểm đã kịch liệt phản đối kế hoạch này, còn giới đầu tư thì lo lắng về việc ý kiến công luận sẽ có ý nghĩa như thế nào đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Mức độ phổ biến của kế hoạch này đã suy giảm, giới đầu tư cũng bớt lo lắng về nguy cơ sụp đổ của các doanh nghiệp. Nếu tổng thống Obama có khả năng tổ chức được cuộc tranh luận và thuyết phục được ý kiến công luận thì cổ phiếu ngành bảo hiểm và các cổ phiếu liên quan có thể phải đối mặt với một đợt bán tháo.
Số lượng thông tin kinh tế trong tuần này không nhiều với báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên hàng tuần và số liệu sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng.
Sự tiết kiệm của người tiêu dùng đã khiến giới đầu tư vô cùng lo lắng bởi kinh tế khó có thể phục hồi mạnh nếu lĩnh vực chi tiêu các mặt hàng thiết yếu chưa được cải thiện.
Bên cạnh đó là số liệu về cán cân thương mại quốc tế và báo cáo về các điều kiện kinh tế (Beige Book) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Phạm Thị Phước (Theo Reuters)
|