Thứ Ba, 01/09/2009 18:23

UBS tạm thời thoát hiểm 

Hệ thống ngân hàng Thuỵ Sỹ có tiếng là kín đáo nhất, an toàn nhất trên thế giới, vì thế mà nhiều quan chức cao cấp ở nhiều nước trên thế giới đều thích mở tài khoản ở các ngân hàng nước này.

Mới đây, UBS, tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sỹ, Chính phủ Thuỵ Sỹ và Chính phủ Mỹ đã ký kết thoả thuận 3 bên nhằm tránh việc Chính phủ Mỹ kiện UBS ra toà với cáo buộc đã tiếp tay cho hàng chục ngàn khách hàng Mỹ giàu có mở tài khoản và gửi tiền tại chi nhánh UBS ở nước ngoài nhằm trốn thuế. Đây được xem là thoả hiệp có lợi cho cả 3 bên, song đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là UBS vì nhờ đó đã tạm thời thoát hiểm.

Các cơ quan chức năng của Mỹ đã cáo buộc UBS vi phạm luật pháp Mỹ một cách “cố tình và có hệ thống” bằng cách giúp khoảng 52.000 khách hàng mang quốc tịch Mỹ mở tài khoản của UBS ở nước ngoài để trốn thuế. Tháng 2/2009, UBS đã phải nộp phạt 780 triệu USD cho Chính phủ Mỹ để tạm trì hoãn việc phải công bố danh tính của 52.000 khách hàng sộp trên. Đó là biện pháp tình thế nhằm “câu giờ” trong lúc chưa tìm ra cách giải quyết ổn thoả vụ việc này.

Ngay sau khi thoả thuận trên được ký kết, giá cổ phiếu của UBS tại Sở GDCK Zurich (Thuỵ Sỹ) đã tăng 5,2%, lên mức 17,19 franc Thuỵ Sỹ/cổ phiếu.

Theo thoả thuận, phía Mỹ cam kết sẽ không đưa UBS ra toà, đổi lại trước mắt, UBS phải cung cấp 4.450 tài khoản của công dân Mỹ gửi tiền tại chi nhánh UBS ở nước ngoài (hầu hết là ở Thuỵ Sỹ, Hồng Kông, British Virgin Islands...). Việc công bố danh sách này cũng kèm theo điều kiện là UBS sẽ làm việc trước với chủ của 4.450 tài khoản. Cơ quan thuế liên bang Mỹ (IRS) cũng đưa ra chương trình tự giác khai báo (kết thúc vào ngày 23/9 tới) để khuyến khích những ai đã “trót” gửi tiền vào chi nhánh UBS tự nguyện đến khai tại cơ quan thuế và được hưởng một số khoan hồng nhất định.

Nhiều nhà phân tích nhận xét, UBS bị kẹt giữa 2 “làn đạn” pháp lý. Nếu không công bố danh tính của các khách hàng thì vi phạm luật pháp Mỹ, còn nếu tiết lộ thì lại làm trái với điều khoản giữ bí mật trong Luật Ngân hàng Thuỵ Sỹ.

Theo Luật Ngân hàng Thuỵ Sỹ, các ngân hàng nước này có quyền giữ kín và không tiết lộ tên của khách hàng, số lượng tiền gửi trong hầu hết các trường hợp (trừ các vụ án hình sự có chứng cứ rõ ràng). Hệ thống ngân hàng Thuỵ Sỹ có tiếng là kín đáo nhất, an toàn nhất trên thế giới, vì thế mà nhiều quan chức cao cấp ở nhiều nước trên thế giới đều thích mở tài khoản ở ngân hàng nước này. Hiện hệ thống ngân hàng Thuỵ Sỹ quản lý tới khoảng 2.000 tỷ USD tiền của khách hàng, phần lớn của khách hàng nước ngoài.

Trong khi đó, trên thực tế, luật pháp Mỹ cũng không cấm công dân của mình mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, miễn là họ phải khai báo đầy đủ với cơ quan thuế và đóng thuế theo lượng tiền gửi. Với những tài khoản có số tiền trị giá trên 10.000 USD thì còn phải khai báo theo mẫu riêng.

Đã có quá nhiều bằng chứng chống lại USB. Gần đây nhất, Bradley Birkenfeld, 43 tuổi, quốc tịch Mỹ đã từng là nhân viên của UBS, trực tiếp giúp nhiều khách hàng Mỹ mở tài khoản tại UBS trong thời gian từ năm 2001 đến hết năm 2006 đã khai với các cơ quan chức năng của Mỹ như Toà án Liên bang, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), IRS... về các bài câu khách của UBS. Nhờ vậy, Bradley Birkenfeld chỉ phải ngồi tù 2 năm rưỡi, thay vì 5 năm.    

Tính đến nay, mới chỉ có 4 khách hàng của UBS tự giác khai nhận với các nhà chức trách Mỹ về hành vi gửi tiền trốn thuế của mình. Còn phần đông đang nằm im thin thít, nghe ngóng tình hình...

Trong thoả thuận trên, Chính phủ Thuỵ Sỹ thực chất đóng vai trò trung gian hoà giải. Để chứng tỏ mình hoàn toàn vô tư, trước đó, Chính phủ Thuỵ Sỹ đã bán hết 9% cổ phần của UBS hiện đang sở hữu, thu lời hơn 1,2 tỷ franc Thuỵ Sỹ (1,12 tỷ USD). Bà Eveline Widmer-Schlumpf, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thuỵ Sỹ nhận định: “Vụ việc này rất phức tạp, nên chưa thể kết thúc nhanh được. Thuỵ Sỹ sẽ không bao giờ sửa đổi Luật Ngân hàng đã có hiệu lực trên 60 năm nay chỉ vì vụ việc diễn ra bên ngoài lãnh thổ Thuỵ Sỹ”.

UBS là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2008, UBS bị lỗ ròng tới 19,697 tỷ franc Thuỵ Sỹ, mức lỗ cao nhất trong một năm từ trước đến nay của một doanh nghiệp Thuỵ Sỹ. Quý II/2009, UBS vẫn còn bị lỗ 1,4 tỷ franc Thuỵ Sỹ. Giờ thì UBS có thể tạm thời yên ổn tập trung làm ăn.

Chỉ một ngày sau khi thoả thuận trên được ký kết, các cơ quan chức năng Mỹ lại  “sờ” đến một vụ khác với tội danh tương tự như UBS. Hansruedi Schumacher, nhà quản lý cao cấp của Neue Zuercher Bank, một ngân hàng tư nhân Thuỵ Sỹ và Matthias Rickenbach, luật sư đã bị buộc tội là tư vấn và lôi kéo các khách hàng giàu có Mỹ mở tài khoản ở nước ngoài nhằm trốn thuế. Theo tờ The Wall Street Journal, sắp tới, một số ngân hàng khác của Thuỵ Sỹ như Credit Suisse, Julius Baer, Zuercher Kantonalbank và Union Bancaire Privee cũng sẽ đến lượt bị hỏi tội.     

Trung Hiếu

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Hàn Quốc: Ăn cơm là yêu nước (01/09/2009)

>   CK Châu Á gượng dậy sau cơn bão lửa của Shanghai (01/09/2009)

>   Ngân hàng Singapore an toàn nhất châu Á (01/09/2009)

>   NHTW Australia giữ nguyên lãi suất ở mức 3% (01/09/2009)

>   Trung Quốc: Sản xuất tăng mạnh nhất kể từ 2008 (01/09/2009)

>   Triển vọng thương mại thế giới năm 2009 (01/09/2009)

>   Microsoft bị phạt 240 triệu USD vì văn bản Word (01/09/2009)

>   IMF, EU kêu gọi G20 phối hợp ngưng các chính sách kích cầu (01/09/2009)

>   Brazil được trả đũa Mỹ vụ trợ giá nông nghiệp (01/09/2009)

>   Ngân hàng Thụy Sĩ lại dính bê bối trốn thuế (01/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật