Thứ Ba, 01/09/2009 14:07

Triển vọng thương mại thế giới năm 2009

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ước tinh khối lượng thương mại thế giới sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay. Nhưng những số liệu gần đây từ các nền kinh tế lớn cho thấy có lý do để hy vọng tình trạng tồi tệ nhất của sự trì trệ dang dần qua. Song triển vọng của thương mại toàn cầu hãy còn ảm đạm.

Theo cuộc điều tra do Văn phòng phân tích chính sách kinh tế Hà Lan (CPB) tiến hành công bố ngày 26/8, khối lượng thương mại toàn cầu trong tháng 6/2009 tăng 2,5% so với tháng trước đó, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 7/2008. Những số liệu gần đây cho thấy, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu không ít thì nhiều đã giữ vững kể từ tháng 1 đến nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính giá trị của 44 nền kinh tế lớn (3/4 khối lượng thương mại thế giới) giảm 7,4% trong tháng 10 và 15,4% trong tháng11 trước khi đứng vững trong tháng 12 năm ngoái và rồi lại giảm 12,2% nữa trong tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị thương mại ít nhiều đã đứng vứng. Khối lượng chuyên chở hàng nhập khẩu hàng tháng tại các cảng côngtennơ lớn của châu Mỹ đã vượt qua 1 triệu TEU (đơn vị tương đương 39m3) trong tháng 5/2009. Đây là lần đầu tiên trong 4 tháng nay khối lượng hàng hóa vượt quá 1 triệu TEU.

Song, dù sao đây cũng là những dấu hiệu rõ ràng tình trạng xấu nhất trong thượng mại đã qua. Sự phục hồi các luồng thương mại là một trong những nhân tố đằng sau sự phát triển trở lại của một số nền kinh tế lớn phụ thuộc vào xuất khẩu. Đức, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới trong một thập kỷ nay, đã đạt được mức tăng trưởng 0,3% trong quý II/2009. Cũng trong quý này, xuất khẩu của Nhật Bản tăng 12,3%, sau khi đã giảm 28,8% trong quý I/2009. Tại Mỹ, các đơn đặt hàng công nghiệp tăng 4,9% trong tháng trước, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 7/2007. Các đơn đặt hàng công nghiệp của khu vực đồng euro cũng tăng 3,1% trong tháng 5, mức tăng nhiều nhất trong 19 tháng nay (khu vực này chưa có số liệu tháng 6, bởi vì có nhiều nước trong khối).

Theo CPB, sự phục hối giao thương trong tháng 6/09 đặc biệt mạnh ở khu vực Mỹ La tinh, với kim ngạch xuất khẩu từ các nước trong khu vực tăng 14,3% và nhập khẩu vào các nước trong khu vực này tăng 11,9%. Giá thương mại thế giới được tính bằng đồng USD tăng 16% trong quý II/2009, sau khi giảm mạnh trong 3 quý trước. Giá nói chung tăng chủ yếu là do giá năng lượng tăng 29,4% và giá các hàng hóa khác tăng 10,6%. Một trong những dấu hiệu của sự ổn định nữa là tỷ lệ vận tải container tàu biển và các hàng hóa khác, như lúa mỳ và than tăng mạnh. Giá trung bình vận chuyển một côngtennơ 40 foot từ châu Á đến châu Âu tăng 50% kể từ tháng 5, trong khi chỉ số Baltic Dry (thước đo giá vận tải biển) tăng 4 lần so với mức của tháng 12/2008.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, thương mại thế giới đã có lý do đáng kể để phục hồi. Raed Safadi, Phó trưởng Ban giám đốc thương mại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nói: "Có sự phục hồi nhưng vẫn còn mong manh". Theo ông, luồng thương mại tăng lên phản ánh sự chấm dứt của việc thôi tích trữ hàng tồn kho và sự nối lại các mạng cung toàn cầu, nhiều nhà kinh doanh chọn đáp ứng nhu cầu từ các hàng tồn kho của họ hơn là đặt mua hàng mới.

Công Thương

Các tin tức khác

>   Microsoft bị phạt 240 triệu USD vì văn bản Word (01/09/2009)

>   IMF, EU kêu gọi G20 phối hợp ngưng các chính sách kích cầu (01/09/2009)

>   Brazil được trả đũa Mỹ vụ trợ giá nông nghiệp (01/09/2009)

>   Ngân hàng Thụy Sĩ lại dính bê bối trốn thuế (01/09/2009)

>   Gạo châu Á xuất khẩu có hy vọng tăng giá (01/09/2009)

>   Cuộc chiến Nokia-Apple (01/09/2009)

>   Vàng tăng nhẹ trở lại vào sáng 01/09 (01/09/2009)

>   Chứng khoán Châu Á tiếp tục đi xuống vào sáng 01/09 (01/09/2009)

>   Mỹ không cần gói kích thích kinh tế thứ 2 (01/09/2009)

>   Chứng khoán Trung Quốc thoái lui, thế giới quan ngại (01/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật