Thứ Hai, 21/09/2009 10:06

Thuế chuyển nhượng hợp đồng BĐS: Ma trận... thông tin

Những ngày qua, thông tin về thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng góp vốn đầu tư căn hộ được nhiều người quan tâm. Nhưng càng quan tâm, càng tìm hiểu, thì người dân lại bị dẫn dắt vào ma trận thông tin.

Thông tư 161 về vấn đề trên của Bộ Tài chính ban hành, trong danh sách các chi phí hợp lý được khấu trừ miễn thuế thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không có lãi vay NH để góp vốn (trong khi trên thực tế tỉ lệ vay NH để góp vốn chiếm khá cao). Văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TPHCM cũng không hề đề cập. Người dân bức xúc, vì cho rằng bất hợp lý.

Cuối cùng, ông Nguyễn Huy Trường - Trưởng ban Thuế TNCN (Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính), trong trả lời báo chí đã giải toả: Nếu người vay có hoá đơn chứng từ, hợp đồng vay rõ ràng sẽ được cơ quan thuế cho phép khấu trừ.

Tuy nhiên, ông Trường sau khi hoá giải điểm này thì cũng đồng thời khẳng định: Người nộp thuế không có quyền chọn lựa cách tính có lợi. Bởi, thông tư 161 đã quy định, trường hợp xác định được giá vốn và các chi phí liên quan thì phải đóng thuế 25% trên lợi nhuận, chỉ trường hợp không xác định được các yếu tố trên thì mới được nộp theo cách tính đóng thuế TNCN 2% trên giá chuyển nhượng.

Dư luận lại tiếp tục bức xúc, cho rằng Luật Thuế TNCN đã mở ra hai hướng để người đóng thuế tuỳ chọn, thì sao thông tư lại cố tình cắt đi quyền chọn lựa có lợi cho người dân? Thông lệ quốc tế, trên nhiều lĩnh vực, một khi có nhiều hướng xử lý và lựa chọn thì luôn để cho đối tượng bị chi phối bởi quy định được hưởng phương án có lợi hơn.

Chính Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn - cũng lại là trả lời báo chí - đã hoá giải... ma trận thông tin thứ hai về quyền chọn lựa mức thuế. Ông cho rằng, người dân được quyền lựa chọn nộp theo phương án 25%/lợi nhuận hoặc 2%/giá trị chuyển nhượng. Thế là xong...

Nhưng trên thực tế lại chưa xong, vì đang cần sự hoá giải độ chênh giữa phát ngôn của ông Nguyễn Huy Trường với phát ngôn của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Đành rằng ông Tuấn là cấp trên, nhưng sâu sát vấn đề thì ông Trường nắm. Với lại ở VN, nói thì có rất nhiều cách, thậm chí nghe rất hay ho, nhưng dù là thế nào mà không ra văn bản giấy trắng mực đen dấu đỏ, các cục thuế địa phương không có cơ sở để thực hiện, thì cũng như không. Thế cho nên, để hoá giải thực sự các ma trận thông tin cho người dân yên tâm,  cần ngay văn bản giải chỉ đạo hướng giải quyết rõ ràng từ Bộ Tài chính, chứ chỉ lời nói thì... gió bay!

Thẩm Hồng Thụy

Lao Động

Các tin tức khác

>   Ngân hàng lãi nhiều vẫn kêu (21/09/2009)

>   Rối với thuế hợp đồng góp vốn (21/09/2009)

>   Cuộc “lội ngược dòng” của ACE Life (20/09/2009)

>   Sôi động thị trường bảo hiểm trẻ em (19/09/2009)

>   Sàn vàng bị… ngăn sông cấm chợ? (19/09/2009)

>   Nhiều doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất (19/09/2009)

>   Thị trường tiền tệ đến cuối năm: Cố gắng ổn định (19/09/2009)

>   Thuế chuyển nhượng vốn góp: Chờ Bộ Tài chính hướng dẫn (19/09/2009)

>   Không quản lý được thì... hạn chế ? (19/09/2009)

>   Rắc rối về thuế nhập xe tiết kiệm xăng (18/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật