Thứ Ba, 01/09/2009 18:20

Những ngày thứ Sáu ấn tượng!

Phiên thứ Sáu ngày 21/8 có nửa đầu đầy cảm xúc khi hầu hết các mã cổ phiếu ngành chứng khoán, ngân hàng tăng giá trần với lượng cầu ồ ạt, sau đó đuối dần vào nửa cuối; VN-Index test mức đỉnh 525 điểm. Thứ Sáu ngày 28/8 có diễn biến khác hẳn với nửa cuối sôi động khi lượng cầu lớn xuất hiện ở nhiều mã, cả penny-stock và blue-chip, trong khi các mã chứng khoán - ngân hàng bị kẹp lại tại mức giá tích lũy quen thuộc. VN-Index bứt khỏi ngưỡng kháng cự 530 điểm.

VN-Index đang ở đâu?

Thời gian qua, nhiều ý kiến nhận định VN-Index theo sóng Elliott với các mức điểm mục tiêu khác nhau. Nhưng theo người viết, Elliott Wave nên được sử dụng như một mô hình biến động giá (Price pattern) hơn là việc chúng ta cố gắng "đo sóng". Với các nhà phân tích theo quan điểm này, trong ngắn hạn, có thể nói VN-Index từ đỉnh 525 điểm xuống 412 điểm là hoàn thành sóng 4 và hiện nay đang trong quá trình hình thành sóng 5. Nếu sử dụng phương pháp "đo sóng" truyền thống thì vùng giá mục tiêu của sóng 5 đối với VN-Index trong khoảng 550 - 630 điểm.

Đặc điểm chung của sóng Elliott hướng lên số 5 là "sóng của dòng tiền thông minh", nói cách khác, không có tình trạng tất cả các mã cổ phiếu đều tăng, mà dòng tiền sẽ chảy liên tục trong quá trình tìm kiếm các mã mang lại lợi nhuận cao. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bứt phá của các mã thuộc nhóm ngành bất động sản, thép, cao su… gần đây nhất là thủy sản và một số mã "nóng" thuộc các ngành khác.

Quan sát sự vận động của VN-Index trong ngắn hạn có thể nhận thấy, khi VN-Index vượt qua đường MA200 đã xác định một trạng thái tâm lý bullish (thị trường giá lên) cho các NĐT. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 10/8, VN-Index tiến vào vùng giới hạn giữa đường MA500 và EMA500, hình thành các xu hướng tâm lý trái chiều trong giới đầu tư. Điều này cũng dễ hiểu, bởi mốc nhạy cảm này luôn tạo ra các hiệu ứng gây nhiễu đối với người phân tích. Đường MA20 đang hướng lên với độ đốc lớn và tạo thành một khoảng cách lớn so với MA50 có thể tạo động lực cần thiết để VN-Index vượt qua ngưỡng cản MA500 là 548 điểm.

Tính tới thời điểm hiện tại, mọi chỉ báo kỹ thuật theo trường phái cổ điển từ chỉ báo xu hướng (trend), chỉ báo động lượng, chỉ báo dao động… vẫn ủng hộ cho một xu hướng tăng giá cả trong ngắn và trung hạn. Quan ngại lớn nhất với các nhà phân tích kỹ thuật nằm ở chỉ báo RSI khi nó có nguy cơ hình thành một phân kỳ giảm giá khi VN-Index vượt đỉnh cũ 525 điểm mà RSI chưa theo kịp.

Kịch bản cho VN-Index tuần này

Giới đầu tư hầu như đều hướng về các mã ngành chứng khoán (như SSI, KLS). NĐT giàu kinh nghiệm nhận định, VN-Index chưa thể bứt phá mạnh nếu cổ phiếu khối này chưa bùng nổ. Việc các mã chứng khoán bị "ép" trong một biên độ dao động giá hẹp đã tạo cơ hội cho các mã khác lần lượt trở thành cổ phiếu "nóng". Đây cũng chính là đặc điểm truyền thống của sóng Elliott số 5. Hiện tại, khả năng VN-Index giảm quá 5% rất khó xảy ra. Trong buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ DoBF Exchange ngày 23/8, các thành viên nhất trí với quan điểm VN-Index sẽ diễn biến theo 2 kịch bản.

- Kịch bản 1: Thị trường duy trì trạng thái cân bằng vốn có. VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang hoặc tăng nhẹ qua các phiên giao dịch với các mã ngành chứng khoán, ngân hàng bị ép trong dải giao dịch hẹp vốn có. Các mã penny-stock hoặc các cổ phiếu "nóng" là điểm đến của dòng tiền thông minh. Đây là kịch bản ưa thích của các NĐT thích "nhảy sóng", vì họ có thể thể hiện ưu thế vượt trội của mình trong việc tìm kiếm các cổ phiếu "nóng".

- Kịch bản 2: Thị trường bùng nổ. Pháo hiệu sẽ phát ra từ SSI, KLS… Khi các mã ngành chứng khoán có thể duy trì lượng cầu giá trần áp đảo trong suốt một phiên giao dịch thì đó sẽ thời điểm đánh dấu sự bùng nổ của thị trường. Sự lựa chọn đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo của các NĐT là rời bỏ các cổ phiếu nóng vốn có để đi theo đà tăng giá của các "trụ tâm lý" này. Thông thường, sự bùng nổ này cũng chính là tín hiệu cho một đợt điều chỉnh giảm ngắn hạn trong một xu hướng tăng giá dài hạn. Và điểm điều chỉnh này sẽ nằm trong khu vực giá mục tiêu của sóng 5 đã nêu trên.

Vòng đua mới

Tuần qua, thị trường đi theo kịch bản số 1 với tâm điểm là sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu thủy sản, một số mã nóng cũ giàu tiềm lực (HSG, HLA , LSS, SBT…) và các mã có nền tảng cơ bản tốt (BCI, ICF…) hoặc các blue-chip có thông tin đặc biệt (GMD, VCG, HAG…).

Tuần này tiếp tục là một tuần quan trọng. Dù VN-Index có đi theo kịch bản nào thì NĐT hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một phương án tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Với các NĐT thích "nhảy sóng", khi kịch bản 2 xảy ra, họ có thể tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn để chuẩn bị cho đợt điều chỉnh ngắn hạn và nếu là kịch bản 1, họ có thể bước vào vòng đua mới với các mã cổ phiếu nóng. Hy vọng VN-Index sẽ vẽ lại mô hình sóng Elliott cho trung hạn trong thời gian tới sau khi có những điều chỉnh kỹ thuật hợp lý.

Đặng Thanh Thế, DoBF

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Tin giao dịch cổ phiếu SRB, DXP, STL (01/09/2009)

>   TCT được chấp thuận điều chỉnh số lượng cổ phiếu niêm yết (01/09/2009)

>   TPP phát hành 500 ngàn cổ phần giá 10,000 đồng/cp (01/09/2009)

>   Gần 50,000 cp TPP của cổ đông nội bộ đã bán xong (01/09/2009)

>   MAFPF1: NAV tăng thêm 1.86 tỷ đồng trong kỳ từ 21-27/08 (01/09/2009)

>   Thành viên HĐQT FPT đăng ký bán trên 1.38 triệu cp (01/09/2009)

>   Chứng khoán tháng 9 hứa hẹn sôi động (01/09/2009)

>   Tin đăng ký bán cổ phiếu VC3, VC7, MMC, XMC (01/09/2009)

>   Sức hút từ... đất  (01/09/2009)

>   Cổ đông nội bộ sàn HOSE đăng ký giao dịch cổ phiếu (01/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật