Thứ Năm, 10/09/2009 14:21

Cẩn trọng khi ký kết hợp đồng bảo hiểm 

Nếu do cố tình để người khác ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm thì hợp đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và DN bảo hiểm có quyền không trả lại tiền phí bảo hiểm đã nộp.

Chỉ vì một chi tiết mang tính kỹ thuật khiến vụ việc giữa một khách hàng và Bảo Việt Nhân thọ đã kéo dài hơn 1 năm nay chưa giải quyết xong. Giá trị của hợp đồng bảo hiểm không lớn, nhưng lại là bài học không nhỏ cho những ai đang có ý định tham gia bảo hiểm nói chung, bảo hiểm nhân thọ nói riêng.

Ngày 7/3/2003, ông Hoà Quang Nhật là đại lý của Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình bán bảo hiểm cho bà Nguyễn Thị Quý (An Đồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Lúc đó, bà Quý không có ở nhà, ông Nhật đã tư vấn cho chồng bà Quý là ông Nguyễn Văn Lữu về việc mua bảo hiểm và hướng dẫn ông Lữu làm thủ tục. Điều đáng nói là do thiếu hiểu biết về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cộng với sự tư vấn của ông Nhật, ông Lữu đã ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm, thay cho bà Quý. Hợp đồng bà Quý tham gia là An Gia Thịnh Vượng, tổng số tiền bảo hiểm là 15 triệu đồng, đóng trong 10 năm. Đến tháng 5/2008, do khó khăn về kinh tế, bà Quý xin thanh toán hợp đồng bảo hiểm, nhưng không được Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình chấp nhận và từ chối chi trả mọi quyền lợi liên quan cho bà Quý.

Sau nhiều lần kiến nghị, bà Quý đã nhận được công văn trả lời của Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình. Trong Công văn số 319/BVNTTB-2008 ngày 24/10/2008, Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình cho rằng, khách hàng đứng tên trong Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ số 0264000003728 là người đứng và ký tên trong Giấy yêu cầu bảo hiểm số AA-222928 ngày 7/3/2003 chính là bà Nguyễn Thị Quý. Theo Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình, chỉ có bà Quý mới được phép ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm. Còn nếu bà không ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm do vô tình thì hợp đồng sẽ vô hiệu và Công ty sẽ hoàn lại số phí đã nộp. Nếu do cố tình để người khác ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm thì hợp đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và Công ty có quyền không trả lại tiền phí bảo hiểm đã nộp.

Vẫn trong công văn trên thì nếu chữ ký trên giấy yêu cầu bảo hiểm đúng là của bà Quý thì việc đề nghị huỷ bỏ hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng không ai khác chỉ có người tham gia bảo hiểm (người đứng tên trong hợp đồng) mới có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng.

Như vậy, trong Công văn số 319/BVNTTB-2008, Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình đã không khẳng định việc ký vào hợp đồng bảo hiểm của bà Quý rơi vào trường hợp nào (hợp lệ hay không, vô tình hay cố tình nhờ người khác ký vào hợp đồng). Sự không rõ ràng này kéo dài thời gian xử lý vụ việc khiến bà Quý phải kiến nghị lên Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ.

Tuy nhiên, trong Công văn số 2851/BVNT/DVKH ngày 4/8/2009 về việc trả lời khách hàng, Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ nêu rất rõ: “Theo báo cáo của đại lý Hòa Quang Nhật và phản ánh của khách hàng, chữ ký “Quý” và “Nguyễn Thị Quý” tại mục “Yêu cầu bảo hiểm” thuộc Giấy yêu cầu bảo hiểm số AA-0222982 do ông Nguyễn Văn Lữu thực hiện. Bảo Việt Nhân thọ đã áp dụng biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với đại lý Hòa Quang Nhật do vi phạm quy định nghiệp vụ khi khai thác hợp đồng”.

Câu hỏi đặt ra là nếu trong giấy yêu cầu bảo hiểm bị sai chữ ký thì toàn bộ thủ tục về sau có hiệu lực hay không? Bởi nếu hợp đồng vô hiệu thì phía công ty bảo hiểm phải trả lại toàn bộ số phí đã đóng cho khách hàng, mà không bị phạt do tự ý chấm dứt hợp đồng trước hạn. Theo tính toán của bà Quý, số tiền gốc do Bảo Việt Nhân thọ Thái Bình đã thu trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2005 là 4.017.600 đồng cộng với lãi phát sinh tạm tính đến tháng 8/2009 là 14 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu hợp đồng có hiệu lực thì số tiền chi trả sẽ thấp hơn con số trên rất nhiều.

Có lẽ chính vì sự không thống nhất trong cách hiểu và giải quyết vụ việc, nên đến nay, việc xử lý hợp đồng bảo hiểm giữa bà Quý và Bảo Việt Nhân thọ vẫn chưa được rốt ráo. Sau khi nhận được Công văn số 2851/BVNT/DVKH ngày 4/8/2009 của Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ, bà Quý lại tiếp tục kiến nghị giải quyết theo hướng việc đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm là do vô tình, đồng nghĩa với hợp đồng bị vô hiệu. Do đó, bà Quý đề nghị được trả lại toàn bộ khoản phí cũng như lãi phát sinh tạm tính là 14 triệu đồng.

Đông Hải

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Tỷ giá USD/VND cao nhất trong lịch sử (10/09/2009)

>   Sáng 10/09, người dân đổ xô đi bán vàng (10/09/2009)

>   Hỗ trợ lãi suất: Cần thực tế hơn (10/09/2009)

>   Tập trung phát triển dịch vụ công hỗ trợ người nộp thuế (10/09/2009)

>   200 triệu USD cho DN đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (10/09/2009)

>   Hấp dẫn kênh đầu tư trái phiếu (10/09/2009)

>   Nhà 500 triệu đồng sẽ phải đóng thuế? (10/09/2009)

>   Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn nhà đất: Thu thuế là hợp lý (10/09/2009)

>   Hải quan làm, doanh nghiệp chịu (10/09/2009)

>   Ngân hàng than khó vì trần lãi suất (10/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật