Thứ Ba, 01/09/2009 06:12

Ai thấy trước và chuẩn bị tốt cho tương lai sẽ thắng

Những cơ hội và thách thức mới đang và sẽ đặt ra cho mỗi quốc gia nguyên tắc tối cao của thành công trong bối cảnh đó là “ai thấy trước được và chuẩn bị tốt cho tương lai, người đó sẽ thắng”như lời của Bill Gates, tỷ phú trẻ và giàu nhanh nhất nước Mỹ.

Bàn về xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: Nhu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới đó chín muồi từ khá lâu, bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đó tạo thêm sức ép và cơ hội cho quá trình này…

Và rằng, những cơ hội và thách thức mới đang và sẽ đặt ra cho mỗi quốc gia nguyên tắc tối cao của thành công trong bối cảnh đó là “ai thấy trước được và chuẩn bị tốt cho tương lai, người đó sẽ thắng” như lời của Bill Gates, tỷ phú trẻ và giàu nhanh nhất nước Mỹ.

Xu hướng tái cấu trúc

Nền đại công nghiệp cơ khí, với các công nghệ và mô hình tiêu dùng truyền thống, đang đi đến những giới hạn khách quan về tài nguyên (chẳng hạn, đến khoảng năm 2050, giọt dầu mỏ cuối cùng của thế giới sẽ bị vét lên- chấm dứt nền văn minh công nghiệp dựa trên dầu mỏ), về môi trường, về chi phí sản xuất, về thị trường và xã hội mà chúng dựa vào, cũng như những giới hạn nội tại của bản thân các công nghệ và nền sản xuất đó.

Cuộc cách mạng công nghệ lần 3 đang định hình với các đặc trưng mới về chất như: có tính tự động hoá cao; Sử dụng nguyên vật liệu mới có khả năng tái sinh, không gây ô nhiễm môi trường; Làm hài hoà quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đặt con người vào trung tâm sự tăng trưởng, trí tuệ hoá lao động và giải phóng con người khỏi lao động đơn điệu, độc hại…

Cùng với việc tạo ra những công nghệ mới, đang xuất hiện những điều kiện kinh doanh và cơ cấu tiêu dùng mới. Thế giới ngày càng trở thành mạng lưới dày đặc và nhạy bén hơn các quan hệ giao tiếp và tương tác lẫn nhau, làm tăng các cơ hội cho tự do cá nhân, làm xói mòn các lợi thế cũ và tạo ra những sức mạnh, cùng lợi thế mới...Cả ở cấp vi mô lẫn vĩ mô đang khởi động những quá trình tái cấu trúc vĩ đại chưa từng có trong lịch sử.

Sẽ xuất hiện hàng loạt sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Vòng đời sản phẩm sẽ ngắn đi, thậm chí rất ngắn. Trong cơ cấu tiêu dùng mới, tỷ trọng lớn sẽ thuộc về thông tin và những phương tiện cung cấp, xử lý và phân tích thông tin.

Công nghệ mới khiến giá trị của thông tin trở nên đắt hơn. Chất lượng nắm bắt, xử lý các thông tin trở thành nhân tố quyết định chất lượng sống, cũng như sự thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp, do đó, của cả quốc gia.

Cần một tư duy mới

“Nền kinh tế nợ” sẽ trở thành đặc trưng cho mọi công ty và quốc gia. Nói cách khác, mỗi công ty và mỗi nước sẽ ngày càng có nhu cầu và khả năng tiếp cận rộng rãi, thường xuyên hơn với các nguồn vốn bên ngoài, cũng như tích cực đầu tư ra bên ngoài hơn.

Tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các hoạt động kinh doanh khác, các hoạt động tài chính-tín dụng sẽ ngày càng trở thành vũ khí cạnh tranh và công cụ “đồng hoá” một công ty, một quốc gia lợi hại nhất.

Tình trạng nợ khó đòi và tín dụng không hiệu quả sẽ ra tăng, kéo theo những xung lực tiềm ẩn gây bất ổn định thị trường tài chính-tiền tệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đặt ra yêu cầu bức bách hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn tài chính-tín dụng cả ở cấp vi mô lẫn cấp vĩ mô (cấp quốc gia lẫn khu vực và quốc tế).

Thế giới mới đang định hình, đòi hỏi tư duy mới thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường, tránh cực đoan, phiến diện.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh tổ chức và tài chính trong và ngoài nước, với vai trò trung tâm là Nhà nước…, với các biểu hiện và yêu cầu chủ yếu sau:

- Không duy ý chí, giáo điều, cực đoan, hoặc quá nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của Nhà nước, hoặc thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt có tính đầu cơ, mù quáng, “bầy đàn” cao của các tín hiệu và sức mạnh thị trường tự do, nhấn mạnh lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn.

Vấn đề then chốt cho một nền kinh tế thành công là mô hình phát triển được lựa chọn phải phù hợp cả với bối cảnh quốc tế, lẫn các điều kiện lịch sử cụ thể trong nước, cho phép khai mở, cộng hưởng cao nhất các tiềm năng và hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tham gia sớm, ngày càng chặt chẽ và hiệu quả vào “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”.

- Chủ động tham khảo, đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu. Đang qua dần thời mà mỗi nước đóng cửa để tự giải quyết những vấn đề phát triển của mình, dù đó là vấn đề nhỏ nhất và nước đó là lớn, mạnh nhất thế giới.

- Vai trò đầu tư trực tiếp ngày càng giảm hoặc được định hướng hỗ trợ phát triển đầu tư tư nhân. Nhà nước có vai trò ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động cơ cấu hoặc chu kỳ kinh tế bột phát, nhất là khủng hoảng tài chính-ngân hàng, dù nó xảy ra ở trong nước hay nước ngoài.

Đồng thời, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào…

- Bàn tay điều chỉnh của nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, vừa tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển, nhất là không lạm dụng sức chịu đựng và đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng.

Biên giới mờ dần

Do sự tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau của các xu hướng đã nêu trên, toàn cảnh nền kinh tế thế giới tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về mầu sắc và bố cục. Độ nhạy cảm và phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề và sự kiện trong và ngoài nước gia tăng.

Biên giới và chủ quyền quốc gia theo nghĩa truyền thống sẽ bị “mờ” dần. Các định chế khu vực và quốc tế ngày càng ảnh hưởng chi phối chính sách và định hướng sự phát triển của mỗi nước.

Tuy nhiên, các siêu cường vẫn luôn gây ra những ảnh hưởng khu vực và toàn cầu. Các nhân tố văn hoá-xã hội cùng các đặc tích quốc gia vẫn đóng vai trò chi phối quan trọng và tạo ra tính đa dạng nhiều vẻ trong sự phát triển thế giới.

Quá trình phát triển của mỗi quốc gia và khu vực sẽ được đẩy nhanh hơn cùng với những giao động quá độ được đặc trưng bởi những cải cách mạnh ở lĩnh vực này chưa động bộ với ở lĩnh vực khác; những thành công và cả sự đổ vỡ sẽ ra tăng về qui mô và tốc độ trong môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế vừa đầy tính cạnh tranh, vừa đề cao sự hợp tác.

Quá trình cơ cấu lại nhanh và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế trên cơ sở các công nghệ mới về chất đang và sẽ là động lực chủ yếu quy định sự phát triển và bộ mặt nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới tương lai.

Nguyễn Minh Phong

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   Mô hình tiêu dùng có sự dịch chuyển (31/08/2009)

>   Giá dầu bất ngờ giảm mạnh xuống 70 USD/thùng (31/08/2009)

>   Giá dầu thô giảm tại thị trường châu Á (31/08/2009)

>   Giá vàng châu Á xấp xỉ mức 955 USD/ounce (31/08/2009)

>   Kinh tế châu Á đang phục hồi sau khủng hoảng (31/08/2009)

>   Istanbul tham vọng trở thành "kinh đô thời trang" (31/08/2009)

>   CPI châu Âu giảm ít hơn dự đoán (31/08/2009)

>   Đại dịch cúm đe dọa chứng khoán Mỹ (31/08/2009)

>   Shanghai Composite thả phanh gần 7% (31/08/2009)

>   Trung Quốc ồ ạt chinh phục các nguồn nguyên liệu (31/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật