Thứ Ba, 18/08/2009 15:37

Vai trò của doanh nghiệp FDI trong kiện phá giá ở đâu?

Tại hội thảo liên quan đến kiện chống bán phá giá của Bộ Công thương diễn ra mới đây tại TP.HCM, vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm là khi kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến hàng hóa của Việt Nam bị kiện phá giá.

Tuy nhiên, dấu ấn của các hiệp hội ngành hàng và đặc biệt là vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế lại chưa phát huy tác dụng.

Ông Lê Sĩ Giảng, Phó Trưởng ban Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), cho biết có tới 60% lượng hàng xuất khẩu sản phẩm giày là của doanh nghiệp FDI. Đây cũng là mặt hàng từng liên lụy đến kiện chống bán phá giá của châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI sản xuất giày lại không nằm trong hiệp hội. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, hiệp hội da giày khó tập hợp được doanh nghiệp FDI, dù rằng việc áp thuế chống bán phá giá (nếu xảy ra) thì số doanh nghiệp này cũng phải gánh chịu.

Đại diện một hiệp hội thừa nhận sự yếu kém của phần lớn các hiệp hội ngành hàng trong các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, sự yếu kém của hiệp hội cũng xuất phát từ chính sách của nhà nước. Theo quy định, các hiệp hội không được kết nạp doanh nghiệp FDI. Đây là điểm hạn chế, gây khó khăn cho các hiệp hội mỗi khi cần sự đồng thuận của doanh nghiệp FDI không chỉ trong kiện phá giá mà còn ở những lĩnh vực khác. Hiện tại, doanh nghiệp trong nước nắm phần chủ lực các mặt hàng xuất khẩu như lúa gạo, thủy sản, tiêu điều... Còn đối với ngành hàng xuất khẩu khác, các doanh nghiệp có thế mạnh, có tiếng nói đều là doanh nghiệp FDI.

Theo ông Giảng, khi xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá, cơ quan điều tra sẽ chọn ba doanh nghiệp để lấy mẫu điều tra. Kết quả dù xấu hay tốt thì thuế chống bán phá giá cũng được áp cho toàn bộ ngành sản xuất của nước đó. Cho nên các doanh nghiệp, kể cả trong khối FDI dù không được chọn thì trước hết hãy vì lợi ích của mình nên kết hợp với hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ doanh nghiệp bị điều tra.

Ông Giảng cho biết trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế kết nạp thành viên của hiệp hội nhằm tập hợp được sức mạnh các doanh nghiệp trong và ngoài nước trước các vụ kiện chống bán phá giá.

TRUNG HIẾU

Pháp Luật

Các tin tức khác

>   Thuê phòng trong hẻm bán hàng qua mạng (18/08/2009)

>   Chính sách cho vay hỗ trợ mất việc chưa hiệu quả (18/08/2009)

>   Tìm giải pháp nuôi và tiêu thụ cá tra bền vững (18/08/2009)

>   Ai Cập mong muốn Việt Nam hỗ trợ phát triển thuỷ sản (18/08/2009)

>   Tái định cư: Quá nhiều bất cập (18/08/2009)

>   Nếu tự nâng giá thép DN sẽ mất thị phần (18/08/2009)

>   Việt kiều mua nhà: Không nhiều đột biến (18/08/2009)

>   Giá nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng trở lại (18/08/2009)

>   Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu dùng trong nước (18/08/2009)

>   Muốn xóa độc quyền phải chờ quy hoạch (18/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật