Thứ Ba, 04/08/2009 17:18

Tín hiệu kinh tế lạc quan tại khu vực đồng euro

Cho dù giới chuyên gia kinh tế còn khá thận trọng, nhưng những chỉ số gần đây cho thấy kinh tế khu vực đồng euro đã bắt đầu hồi phục. Theo viện nghiên cứu IOF ở Munich (Đức), chỉ số lòng tin kinh doanh ở Đức trong tháng 7/09 đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (INSEE) cho biết, lòng tin của giới kinh doanh nước này cũng được cải thiện trong tháng thứ 4 liên tiếp.

Tình hình sáng sủa hơn được thể hiện trong các đơn đặt hàng và các hợp đồng bán hàng. Sản lượng công nghiệp của khu vực đồng euro đã tăng lần đầu tiên trong tháng 5/09 kể từ tháng 9/08. Chỉ số rộng rãi hơn, dựa vào các cuộc điều tra của các nhà quản lý mua trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, mạnh hơn nhiều trong tháng 7/09.

Theo Goldsman Sachs, xuất khẩu của khu vực đồng euro sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay tăng 40%. Các đơn đặt hàng ở Đức đang cải thiện khi các công ty vốn-hàng hóa của nước này được lợi từ việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở châu Á. Những dấu hiệu mới nhất về tình hình thị trường nhà ở tại Mỹ đã làm tăng hy vọng rằng cuộc suy thoái đang đưa châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Người tiêu dùng cũng đang phấn chấn hơn, mặc dù vẫn phải cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy một sự phân hóa khi khối lượng bán lẻ ở Đức tăng trong tháng 4/09 và tiếp tục tăng trong tháng 5, nhưng lại giảm ở Tây Ban Nha và Italy.

Ở Pháp, chi tiêu của các hộ gia đình vào hàng hóa chế tạo tăng 1,4% trong tháng 6/09. Trong quý I/09, được coi là giai đoạn tồi tệ nhất của nền kinh tế, chi tiêu tiêu dùng ở khu vực đồng euro giảm 1,2%, thấp hơn Mỹ và còn thấp hơn nhiều so với Anh.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tình hình sẽ còn xấu hơn ở Tây Ban Nha, Italy và các nơi khác. Sự giảm mạnh đáng ngạc nhiên GDP ở Anh trong quý II/09 là một đòn giáng vào các đối tác của họ trong khu vực đồng euro. Cũng có lời cảnh báo rằng lĩnh vực nhà ở và tín dụng sẽ chưa phục hồi.

Tây Ban Nha và Ireland là các nguồn lớn về nhu cầu trong khu vực đồng euro trước khi có những bùng phát trong thị trường nhà đất của họ. Tây Ban Nha sẽ sớm gặp phải khó khăn hơn trong việc đưa ra sự hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế của họ.

Các nhà xuất khẩu của Italy đang vật lộn với chi phí lương tăng cao và đồng euro mạnh lên. Đông Âu, từng là thị trường phát triển nhanh, cũng đang uể oải. Nỗi lo ngại dài hạn là nạn thất nghiệp sẽ kéo nền kinh tế đi xuống. Nguy cơ này là lớn nhất ở các nước mà việc làm cho đến nay giảm ở mức vừa phải, như ở Đức và Pháp.

TTXVN/Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc siết nghiệp vụ ngân hàng rủi ro (04/08/2009)

>   Sản xuất công nghiệp Mỹ đang trên đà phục hồi (04/08/2009)

>   Ngành sản xuất ôtô lóe sáng hy vọng phục hồi (04/08/2009)

>   FDIC yêu cầu các NH thừa nhận thua lỗ trong hoạt động cầm cố (04/08/2009)

>   Dân Nhật chuộng xe “lai” (04/08/2009)

>   Ôxtrâylia tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản 3% (04/08/2009)

>   Pháp đứng trước lệnh trừng phạt của EC vì bảo hộ (04/08/2009)

>   Đại gia casino lún sâu vào bần hàn (04/08/2009)

>   Chứng khoán Châu Á khởi sắc theo giá cả hàng hóa (04/08/2009)

>   Hoạt động sản xuất Châu Âu suy giảm chậm hơn dự báo (04/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật