Thứ Hai, 17/08/2009 17:00

"The Economist": Kinh tế châu Á phục hồi ngoạn mục

Theo mạng tin "Nhà Kinh tế" (The Economist) của Anh, các nền kinh tế đang trỗi dậy dựa vào xuất khẩu tại châu Á đang tăng trưởng rất nhanh bất chấp những dự đoán trước đây.

Những dự đoán cho rằng các nước này sẽ mất một thời gian dài mới phục hồi trở lại sau các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng của các công ty Internet năm 2001, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu, một khi khách hàng phương Tây giàu có của họ chưa hồi phục được.

Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Singapore, 4 con hổ châu Á đã công bố tăng trưởng GDP trong quý II/2009, với mức tăng trung bình hàng năm hơn 10%. Thậm chí Nhật Bản, dù mức tăng trưởng GDP không sánh kịp với các nước trên, nhưng cũng đang phục hồi nhanh hơn so với các đối tác phương Tây.

Có vài nguyên nhân lý giải cho sự phục hồi của châu Á. Thứ nhất là ngành chế tạo chiếm phần lớn trong một vài nền kinh tế địa phương và các ngành công nghiệp như ngành chế tạo ô tô và đồ điện tử hoạt động theo chu kỳ như giảm mạnh sản lượng vào thời kỳ suy trầm và tăng sản lượng vào thời kỳ phát triển.Thứ hai hoạt động tài chính toàn cầu bị đóng băng hồi cuối năm 2008 khiến xuất khẩu của khu vực giảm mạnh, nay hoạt động trở lại.

Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất là chi tiêu nội địa được phục hồi nhờ các gói kích thích tiền tệ trong khu vực có giá trị lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với gói kích thích ở phương Tây. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nước châu Á (trừ Ấn Độ) có tài chính của chính phủ lành mạnh hơn so với các nước giàu, cho phép họ chi nhiều tiền hơn. Các ngân hàng châu Á sung sức hơn so với các ngân hàng phương Tây và có thể cho vay tiền.

Sự thận trọng của châu Á trong thập kỷ qua dù không giúp khu vực này thoát khỏi cuộc suy thoái toàn cầu, nhưng lại trang bị cho khu vực này vũ khí tiền tệ và tài chính hiệu quả hơn. Mức tăng trong chi tiêu tiêu dùng của châu Á năm 2009 sẽ bù đắp nhiều hơn cho mức giảm trong tiêu dùng ở Mỹ và khu vực đồng euro. Bước chuyển dịch trong chi tiêu từ Tây sang Đông sẽ giúp tái cân bằng nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Á hiện đứng trước hai vấn đề nan giải. Vấn đề trước mắt là làm thế nào để duy trì kinh tế phục hồi mà không thổi bùng bong bóng giá tài sản và tín dụng trong khi thị trường bất động sản địa phương đang bắt đầu sôi sục. Vấn đề lâu dài hơn đó là một khi tác động của gói kích thích tiền tệ của chính phủ các nước giảm đi, tăng trưởng sẽ giảm nếu các nước không tiến hành các cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Một giải pháp để giải quyết hai vấn đề ngăn tình trạng bong bóng đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước là cho phép nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái. Nếu các ngân hàng trung ương ở châu Á ngừng tích trữ ngoại tệ để giữ giá đồng tiền của mình, việc này sẽ giúp ngăn chặn khả năng thanh toán bằng tiền mặt ở trong nước. Các đồng tiền mạnh hơn cũng sẽ giúp chuyển động cơ tăng trưởng từ xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và khả năng chi tiêu thực sự của các hộ gia đình tăng sẽ giúp tránh được chế độ bảo hộ của phương Tây.

Với khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa một châu Á đang trỗi dậy với các nước phát triển có thể ở mức kỷ lục là 9% trong năm nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ về chính sách nới lỏng kiểm soát tiền tệ của Washington.

Nhưng sẽ là sai lầm lớn nếu sự phục hồi của châu Á khiến các nhà lãnh đạo khu vực cho rằng không cần thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái hay thông qua cải cách cơ cấu để thúc đẩy tiêu dùng.

Việc các con hổ châu Á hồi phục nhanh ngoài dự tính từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 đã khơi dậy sự tự mãn và trì hoãn các cuộc cải cách cần thiết, khiến những nước này dễ bị tổn thương trước cuộc suy giảm toàn cầu năm 2001 và cuộc khủng hoảng hiện nay.

VIETNAM+

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Châu Á “rực lửa” (17/08/2009)

>   Trọ khách sạn sang với giá bèo (17/08/2009)

>   Kinh tế Ba Lan sẽ tăng trưởng 1% năm 2009 (17/08/2009)

>   Hàn Quốc: Thặng dư tài khoản vãng lai đạt mức cao nhất trong 11 năm (17/08/2009)

>   Bức tranh kinh tế Trung Âu và Đông Âu vẫn u ám (17/08/2009)

>   Giới kinh tế lạc quan về triển vọng kinh tế Ấn Độ (17/08/2009)

>   Mỹ - Trung sẽ "ly hôn"? (17/08/2009)

>   Lợi thế đặc biệt của Warren Buffett (17/08/2009)

>   Lương bổng của giới tài chính phố Wall (17/08/2009)

>   Đánh thức rồng (17/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật