Thứ Hai, 17/08/2009 15:35

Mỹ - Trung sẽ "ly hôn"?

 

Cuộc hôn nhân Mỹ - Trung giống như cuộc hôn nhân giữa một người buộc phải tiết kiệm và một người tiêu tiền kinh niên, có thể có hiệu quả trong một khoản thời gian nhất định, nhưng rút cục sẽ đổ vỡ. 

 

Khi nào thì một cường quốc đang nổi trở thành mối đe dọa? Điều này không xảy ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó. Một thế kỷ trước, sự phản đối liên minh Anglo-German vẫn là một hiện tượng khá mới; một liên minh giữa hai đế quốc dường như là hợp lý vào cuối năm 1899.

 

Tương tự như vậy, Mỹ mất khá nhiều thời gian để xác định Nhật Bản là một đối thủ đáng gờm ở khu vực Thái Bình Dương. Cho mãi đến những năm 1930, mối quan hệ này mới thực sự trở nên cay đắng. Trong cả 2 trường hợp, việc nhận thức được mối đe dọa chiến lược diễn ra một cách từ từ. Nhưng khi mối họa này lớn lên, cuối cùng nó lại dẫn tới chiến tranh. Liệu điều tương tự có xảy ra với mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay?

 

Trở lại hồi năm 2007, Trung Quốc và Mỹ  bện nhau chặt tới mức dường như hai nền kinh tế đã trở thành một. Hiện tượng này được gọi là Chimerica (tên ghép tiếng Anh của Trung Quốc và Mỹ). Người Trung Quốc cứ tiết kiệm. Người Mỹ cứ chi tiêu. Người Trung Quốc cứ xuất khẩu. Người Mỹ cứ nhập khẩu. Người Trung Quốc cứ cho vay, và người Mỹ cứ đi vay.

 

Khi chiến lược phát triển của Trung Quốc là dựa vào xuất khẩu, họ không có cần đồng tiền của mình phải ngang bằng đô la. Vì vậy họ liên tục can thiệp vào thị trường tiền tệ và kết quả là, họ có dự trữ quốc tế lên tới 2,1 nghìn tỷ USD. Phần lớn trong số này là trái phiếu chính phủ Mỹ.

 

Vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung giống như một cuộc hôn nhân trên thiên đàng: cả hai nền kinh tế đều cùng phát triển nhanh đến mức hiếm thấy, chiếm 40% tăng trưởng toàn cầu giữa 1998-2007. Câu hỏi lớn hiện giờ là liệu cuộc hôn nhân này có diễn tiến tốt đẹp hay không. Người tiêu dùng Mỹ vốn đã ngập trong nợ nần giờ đây không thể tiếp tục vay thêm nữa. Tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ tăng vọt, và hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc giảm mạnh, xuống 18% từ tháng 5/2008- 5/2009. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là người Trung Quốc sẽ ngừng mua đô la. Họ không dám để đồng tiền của mình ngang bằng đồng đô la khi có quá nhiều việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu đang bị đe dọa. Nhưng điều đó có nghĩa là họ đang nghĩ lại về chiến lược Trung - Mỹ.

 

Nó cũng giống như cuộc hôn nhân giữa một người buộc phải tiết kiệm và một người tiêu tiền kinh niên. Mối quan hệ kiểu này có thể có hiệu quả trong một khoản thời gian nhất định, nhưng rút cục kẻ keo kiệt sẽ thất vọng với kẻ hoang phí.

 

Hãy nhìn vào những con số. Trung Quốc nắm giữ 801,5 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 5, tăng 5% từ mức 763,5 tỷ USD trong tháng 4. Như vậy là tăng 40 tỷ trong vòng 1 tháng. Hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc làm việc này mỗi tháng trong suốt một năm, con số này sẽ là 480 tỷ USD. Nếu tổng thâm hụt của Mỹ là khoảng 2 nghìn tỷ, điều đó có nghĩa Trung Quốc sẽ lấp khoảng ¼ tổng số nợ liên bang, trong khi đó, vài năm trước họ lấp toàn bộ số thâm hụt này.

 

Vấn đề là Trung Quốc đã cảm thấy quá đủ đối với trái phiếu chính phủ Mỹ. Mối lo ngại của Trung Quốc là chính sách tài chính quá lỏng lẻo của chính quyền Obama, cộng thêm chính sách in tiền của FED có thể khiến hai tình huống xảy ra: giá của trái phiếu Mỹ sẽ giảm hoặc là sức mua của đồng đô la sẽ giảm. Tình huống nào xảy ra thì Trung Quốc cũng sẽ thua thiệt. Chiến lược hiện thời của họ sẽ là chuyển sang mua trái phiếu kho bạc thay vì trái phiếu 10 năm. Điều này không giải quyết được các nguy cơ tiền tệ.

 

Trong cuốn sách bán chạy nhất hiện nay có tiêu đề Những cuộc chiến tiền tệ (Currency Wars), nhà kinh tế Trung Quốc Song Honghing cảnh báo rằng Mỹ có thói quen xấu là gây khó khăn cho các chủ nợ bằng cách để cho đồng đô la trượt dốc. Điều này đã từng xảy ra với người Nhật những năm 1980. Đầu tiên đồng tiền của họ trở nên mạnh trước đồng đô la. Nhưng sau đó nền kinh tế của họ trở nên say rượu.

 

Trung Quốc sẽ chọn giải pháp thay thế nào nếu họ muốn ly hôn với Mỹ? Thay vì tiếp tục cuộc hôn nhân không hạnh phúc này, người Trung Quốc có thể tự sống một mình, dựa vào sức mạnh tăng trưởng kinh tế của mình (theo Goldman Sachs, tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc có thể ngang bằng Mỹ vào năm 2027) để có thể tạo ra sức mạnh toàn cầu. Theo một cách nào đó, họ đã bắt đầu làm như vậy. Chiến lược hải quân của họ rõ ràng là một lời thách thức đối với vị thế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Việc họ đầu tư vào ngành khai khoáng và cơ sở hạ tầng ở châu Phi cũng là hành động gây ảnh hưởng quốc tế.

 

Cùng lúc đó, Trung Quốc cần các nhà tiêu dùng nội địa của mình phải thay thế những người tiêu dùng phóng tay Mỹ. Trên hết, nền kinh tế Trung Quốc là một công xưởng; nếu không ai đi mua sắm, các công ty Trung Quốc chẳng biết sản xuất hàng cho ai. Vì vậy vào thời hậu hôn nhân Mỹ - Trung, Trung Quốc không chỉ phải trở thành một đế chế, mà cả là một xã hội tiêu dùng. Điều này sẽ thúc đẩy thị trường nội địa Trung Quốc cũng như thương mại với các nước hàng xóm châu Á, và sẽ thúc đẩy sự phát triển của khối kinh tế châu Á.

 

Những ẩn ý đằng sau cuộc ly hôn này là rất lớn. Hãy tưởng tượng một cuộc chiến tranh lạnh mới, mà ở cuộc chiến này, hai cường quốc có tiềm lực kinh tế như nhau. Hay nếu bạn thích những tích cũ, hãy tưởng tượng sự trở lại của liên minh Anglo-German vào đầu những năm 1990, với Mỹ giống như Anh và Trung Quốc giống như Đức. Tuy nhiên, liên minh này hiểu được thực tế rằng sự hội nhập về kinh tế ở mức độ cao không phải lúc nào cũng ngăn cản được sự gia tăng của đối đầu chiến lược và cuối cùng là xung đột.

 

Chúng ta còn lâu mới tiến tới chiến tranh. Nhưng các dấu hiệu nguy hiểm đã xuất hiện. Tiếp theo tuyên bố của các quan chức, người phát ngôn Trung Quốc đã ngụ ý mối quan tâm của Trung Quốc đối với việc thay thế đồng đô la bằng một hình thức khác, thậm chí là bằng vàng. Trước mắt, họ có thể thay thế dần đồng đô la bằng đồng euro và yen trong dự trữ của mình. Họ có thể còn đi xa hơn. Điều rất có thể xảy ra là trong 5-10 năm nữa, Trung Quốc sẽ sẵn sàng gỡ bỏ kiểm soát tiền tệ và cho phép đồng nhân dân tệ phát triển tự do như một đồng tiền quốc tế có thể chuyển đổi. Tại thời điểm đó, cuộc hôn nhân Mỹ - Trung sẽ chấm dứt. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên. Một mối quan hệ không cân bằng thường có gì đó hão huyền.

 

    Hạnh Khuê (Theo Newsweek)

 

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Lợi thế đặc biệt của Warren Buffett (17/08/2009)

>   Lương bổng của giới tài chính phố Wall (17/08/2009)

>   Đánh thức rồng (17/08/2009)

>   Trung Quốc: FDI giảm 35.7% trong Tháng 7 (17/08/2009)

>   Trung Quốc phải tuân thủ luật đánh bắt cá của EU (17/08/2009)

>   TQ cáo buộc Rio Tinto đánh cắp bí mật thương mại (17/08/2009)

>   Xuất khẩu và các gói kích cầu đẩy Nhật thoát suy thoái (17/08/2009)

>   Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất hai tuần qua (17/08/2009)

>   Kiếm tiền trong thời điểm hỗn loạn (17/08/2009)

>   Dầu khí Trung Quốc bị cáo buộc nhận hối lộ (17/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật