Thứ Ba, 04/08/2009 09:19

Sẽ mở rộng quyền và đối tượng kinh doanh xăng dầu?

Từ năm 2008, VN đã chính thức chuyển kinh doanh xăng dầutheo cơ chế thị trường (CCTT). Tuy nhiên sau gần 1 năm thực hiện, bản thân Bộ Tài chính - Công Thương đều nhận định sự điều hành và kinh doanh "chưa thực sự theo CCTT".

Điều kiện đề các thành phần tham gia kinh doanh xăng dầu là có kho tiếp nhận xăng dầu tối thiểu 15.000m3.

Chính vì thế, Bộ Tài chính và Công Thương đang xây dựng cơ chế nhằm mở rộng quyền và đối tượng kinh doanh xăng dầu, từ đó hướng tới cơ chế thị trường linh hoạt hơn, chủ động hơn cho DN.

Tư nhân cũng được tham gia nếu đủ điều kiện

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ VN khó và chưa thể đạt được CCTT thực sự ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là bởi vẫn có bàn tay của sự độc quyền, khống chế thị trường. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi mà Petrolimex vẫn đang chiếm hơn 60% thị phần. Vì thế, mỗi khi điều chỉnh tăng hay giảm giá, các DN khác vẫn phải lựa theo hành động của đại gia này. Điều đó lý giải vì sao VN có tới 11 DN đầu mối, cơ chế kinh doanh cũng đã chuyển đổi, song các DN mỗi khi tăng - giảm giá thì mức tăng hay giảm đều như nhau.

Vậy làm sao để tạo lập được CCTT linh hoạt và đúng nghĩa hơn? Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Lý do là hệ thống hạ tầng và sự chủ động về an ninh năng lượng của VN chưa hoàn toàn đảm bảo.

Theo tính toán, hiện khả năng dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông đối với mặt hàng xăng dầu của VN chỉ là trên dưới 30 ngày. Vì thế, khi giá thế giới tăng hay giảm thì giá của VN chịu "độ trễ" cũng khoảng trên dưới 30 ngày. Chính vì thế, dù với khá nhiều nỗ lực, VN chỉ mới dám từng bước chuyển dần sang CCTT và có sự quản lý của Nhà nước. Có nghĩa là Nhà nước vẫn phải can thiệp giá khi cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến phản biện: Vì VN coi kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực đặc thù, với nhiều điều kiện bắt buộc..., trong đó có việc chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia nên thị trường đã bị bó buộc và hạn chế. Thậm chí, các chuyên gia còn lấy ví dụ là cũng như viễn thông trước đây, do Nhà nước cứ "o bế" nên một thời gian dài đã để cho chính DN nhà nước độc quyền và lũng đoạn thị trường.

Khi mở cửa thị trường này, sự độc quyền bị phá vỡ, thị trường tạo nên sự cạnh tranh và xác lập nên cơ chế thị trường hoàn toàn đầy đủ. Qua đó, VN có nhiều DN viễn thông hơn, nhiều sự lựa chọn hơn, giá rẻ hơn...

Từ những ý kiến này, Bộ Công Thương và Tài chính đang xây dựng dự thảo theo hướng mở rộng đối tượng, thành phần kinh tế được tham gia kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu.

DN chủ động - người tiêu dùng giám sát

Bộ Tài chính và Công Thương cũng đang lấy ý kiến nhằm sửa đổi Nghị định 55 theo hướng: Tăng quyền chủ động về giá cho DN, đồng thời tăng cường thông tin minh bạch, tạo khả năng giám sát xã hội từ phía người tiêu dùng (NTD).

Theo đại diện Bộ Tài chính, đây là điều kiện rất cần thiết bởi lẽ từ trước tới nay, DN luôn cho rằng bị bó buộc, hạn chế về kế hoạch kinh doanh, trong khi NTD luôn phàn nàn DN thường tăng giá cao, giảm giá thấp và chậm giảm giá mỗi khi thị trường có biến động.

Theo định hướng này, Bộ Tài chính đưa ra 3 phương án điều hành giá xăng dầu. Ở tất cả các phương án, DN đều phải có trách nhiệm bình ổn giá trước khi điều chỉnh tăng hay giảm giá; Nhà nước sẽ can thiệp trong trường hợp giá biến động bất thường. Đồng thời, phương án 3 đang được cho là phương án tối ưu với quy định: DN được điều chỉnh giá trong phạm vi đến 7%. Nếu các yếu tố cấu thành giá đầu vào tăng từ 7-12%, DN được điều chỉnh giá 60% của giá vốn. Nếu các yếu tố đầu vào tăng trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp. Phần biến động còn lại sẽ xử lý thông qua Quỹ bình ổn giá.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cũng như các chuyên gia kinh tế, chuyên gia về giá thì nếu những đổi mới này có hiệu lực và thực thi, kinh doanh xăng dầu của VN sẽ có bước chuyển biến lớn. Điểm nổi bật của cơ chế này là DN tăng quyền chủ động, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước, dần cởi mở lĩnh vực kinh doanh này, đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu tiệm cận với cơ chế thị trường. Đây là "bước đệm" để chuyển đổi và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia. Khi những điều kiện này được xác lập thì sự cạnh tranh sẽ gia tăng, đặc biệt là năng lực vận chuyển, dự trữ và lưu thông cũng được tăng cường.

Qua đó, đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc cho nền kinh tế và cho NTD và phản ánh đúng tình hình biến động giá xăng dầu thế giới theo CCTT. Các phương án giá sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến từ các bộ, ngành và DN.

Phạm Anh - Minh Đồng

Lao Động

Các tin tức khác

>   Vụ mía mới, nỗi lo cũ (04/08/2009)

>   Cà phê Việt Nam phải khác biệt và có thương hiệu (04/08/2009)

>   Việt Nam-Lào mở rộng danh mục hàng hóa có thuế suất 0% (04/08/2009)

>   Nhà nước không nên đẩy cho doanh nghiệp (04/08/2009)

>   Cho phép 3 Tập đoàn chi phối tổng công suất nguồn điện (03/08/2009)

>   Cơ chế tài chính đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (03/08/2009)

>   Ban quản lý dự án phía Bắc tổng kết 6 tháng đầu năm (03/08/2009)

>   Việt Nam luôn hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài (03/08/2009)

>   Từ 13/9, áp dụng mức phí cấp phép quảng cáo mới (03/08/2009)

>   Các yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành điện (03/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật