Thứ Ba, 25/08/2009 19:23

Phục hồi kinh tế châu Á: Điều gì đang ở phía trước

Hãng tin Reuters dẫn lời Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật, ông Masaaki Shirakawa, đã đánh giá lạc quan rằng, nền kinh tế nước này bắt đầu trỗi dậy sau sự suy thối kinh tế trầm trọng nhất trong vài thập kỷ qua.

Và “Kinh tế châu Á dường như đang phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hệ thống tài chính được cải thiện kể từ đầu năm 2009 ”. Các nền kinh tế đang trỗi dậy dựa vào xuất khẩu tại châu Á đang tăng trưởng nhanh bất chấp những dự đoán trước đây cho rằng những nước này sẽ mất một thời gian dài mới phục hồi trở lại sau các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn cầu - một khi khách hàng phương Tây giàu có của họ chưa hồi phục được. Tuy nhiên, có thể nói, châu Á giờ đây mọi thứ đang phát triển theo chiều hướng tốt.

Trung Quốc, Inđônêxia, Hàn Quốc và Xinhgapo, 4 con hổ châu Á đã công bố tăng trưởng GDP trong quý 2/2009, với mức tăng trung bình hàng năm hơn 10%. Thậm chí Nhật Bản, dù mức tăng trưởng GDP không sánh kịp với các nước trên, nhưng cũng đang phục hồi nhanh hơn so với các đối tác phương Tây. Đương nhiên châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào những chính sách kích cầu của chính phủ. Xuất khẩu tuy vẫn còn yếu, và sự đảo chiều của chứng khoán có thể dẫn tới nhiều rủi ro lớn.

Mặc dù vậy, nền kinh tế châu Á đã có dấu hiệu hồi phục. “Mọi thứ chắc chắn sẽ tốt hơn so với cách đây ba tháng” - ông Simon Wong, một nhà kinh tế khu vực của Ngân hàng Standard Chartered tại Hồng Kông khẳng định như vậy. Các công ty như Sony, Panasonic và Samsung đã công bố kết quả kinh doanh quí 2/2009 tốt hơn hoặc khơng đến nỗi tệ hại. Hyundai Motor thậm chí còn công bố có lãi kỷ lục. Tạp chí Anh, trong bài nhận định mới đây, đã đánh giá cao đà hồi phục "ngoạn mục" của một số nền kinh tế tại châu Á. Theo tạp chí này, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quý II của Hàn Quốc là gần 10%, Singapore tăng 20% và Trung Quốc cũng tăng từ 15% đến 17%.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia đánh giá Việt Nam có một đặc điểm khác. Trước hết, Việt Nam hiện chịu thâm hụt thương mại do nhập khẩu các mặt hàng chế tạo có giá trị gia tăng cao; Trong khi, xuất khẩu nguyên vật liệu thô và các mặt hàng có giá trị gia tăng không cao. Là quốc gia thuộc hàng thu nhập thấp, nhưng hơn nữa giá trị đầu ra của nền kinh tế được sử dụng cho chi tiêu hộ gia đình. Vì thế, hoạt động kích cầu nội địa có thể không đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới vẫn vững vàng (trong bốn tháng đầu năm 2009, chỉ giảm 3,7%, so với mức giảm từ 30% đến 40% của các nền kinh tế khu vực, như Singapore, Đài Loan...). Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có thể hưởng lợi từ thực tế hiện nay, khi người tiêu dùng phương Tây chuyển từ những sản phẩm đắt tiền, sang các mặt hàng có giá phải chăng, mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất.

Có vài nguyên nhân lý giải cho sự phục hồi của châu Á: Thứ nhất là ngành chế tạo chiếm phần lớn trong một vài nền kinh tế địa phương và các ngành công nghiệp như ngành chế tạo ô tô và đồ điện tử hoạt động theo chu kỳ như giảm mạnh sản lượng vào thời kỳ suy trầm và tăng sản lượng vào thời kỳ phát triển; Thứ hai hoạt động tài chính toàn cầu bị đóng băng hồi cuối năm 2008 khiến xuất khẩu của khu vực giảm mạnh, nay hoạt động trở lại; Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất là chi tiêu nội địa được phục hồi nhờ các gói kích thích tiền tệ trong khu vực có giá trị lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với gói kích thích ở phương Tây. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nước châu Á (trừ Aán Độ) có tài chính của chính phủ lành mạnh hơn so với các nước giàu, cho phép họ chi nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Á hiện đứng trước hai vấn đề nan giải. Vấn đề trước mắt là làm thế nào để duy trì kinh tế phục hồi mà không thổi bùng bong bóng giá tài sản và tín dụng trong khi thị trường bất động sản địa phương đang bắt đầu sôi sục? Vấn đề lâu dài hơn đó là một khi tác động của gói kích thích tiền tệ của chính phủ các nước giảm đi, tăng trưởng sẽ giảm theo nếu các nước không tiến hành các cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Một giải pháp để giải quyết hai vấn đề ngăn tình trạng bong bóng đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước là cho phép nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái. Nếu các ngân hàng trung ương ở châu Á ngừng tích trữ ngoại tệ để giữ giá đồng tiền của mình, việc này sẽ giúp ngăn chặn khả năng thanh toán bằng tiền mặt ở trong nước. Các đồng tiền mạnh hơn cũng sẽ giúp chuyển động cơ tăng trưởng từ xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và khả năng chi tiêu thực sự của các hộ gia đình tăng sẽ giúp tránh được chế độ bảo hộ của phương Tây.

Tiến sĩ Xổm-kít Cha-tu-si-pi-tắc, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan cho rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay thúc đẩy sự ra đời mô hình phát triển kinh tế mới, trong đó không dựa vào đầu tư nước ngoài, hoặc coi du lịch và xuất khẩu là động lực tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng mới sẽ gắn liền sự nổi lên của thị trường nội địa. Tiêu dùng và đầu tư nội địa sẽ đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng Hoàng gia Scotland cũng cho rằng, châu Á phải lựa chọn một chiến lược tăng trưởng mới, dựa nhiều hơn vào nhu cầu nội địa.Các nỗ lực khôi phục xuất khẩu bằng cách định giá tiền tệ thấp để tăng tính cạnh tranh, sẽ không hiệu quả, thậm chí vấp phải sự phản đối của các đối tác thương mại. Để cân đối lại cơ cấu tăng trưởng, các nền kinh tế (trừ Nhật Bản) phải tăng chi tiêu công, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh cải cách khu vực tài chính và bảo đảm sự linh hoạt của tỷ giá trao đổi tiền tệ...

Đắc Hanh

Công Thương

Các tin tức khác

>   Mỹ kết thúc chương trình hỗ trợ mua ô tô (25/08/2009)

>   Yahoo! thề đối đầu Microsoft trên mặt trận tìm kiếm (25/08/2009)

>   Chứng khoán Châu Á bước lùi sau ngày tăng nóng (25/08/2009)

>   Trung Quốc tạm thời vượt Đức về xuất khẩu (25/08/2009)

>   MAKS-2009 đem lại các hợp đồng trị giá 10 tỷ USD (25/08/2009)

>   Suy thoái Đức kết thúc nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ (25/08/2009)

>   Canađa: Chrysler tặng tiền cho khách hàng mua ô tô mới (25/08/2009)

>   Sáng 25/08, Shanghai Composite trượt dài hơn 3% (25/08/2009)

>   Thêm một số ngân hàng của Mỹ đóng cửa (25/08/2009)

>   CEO của Oracle nhận lương 1 USD (25/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật