Thứ Ba, 25/08/2009 12:32

Thêm một số ngân hàng của Mỹ đóng cửa

Những sắc màu tối tiếp tục xuất hiện trong bức tranh toàn cảnh kinh tế của Mỹ bắt đầu có nhiều gam màu sáng.

Ngày 24/8, Taylor Bean & Whitaker Mortgage Corp, ngân hàng cho vay lớn thứ 12 của Mỹ, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật phá sản.

Ngân hàng Taylor Bean đã phải ngừng các hoạt động cho vay cầm cố và đã bị Cơ quan quản lý nhà ở liên bang (FHA) đình chỉ hoạt động vì không nộp báo cáo tài chính hàng năm.

Việc ngân hàng này không hoàn tất được bản báo cáo tài chính theo quy định là do không giải trình được các giao dịch bất thường trước cơ quan kiểm toán, dẫn tới lo ngại Taylor Bean đã có hoạt động gian lận tài chính.

Taylor Bean có tổng tài sản và các khoản nợ trị giá hơn 1 tỷ USD và có từ 1.000 đến 5.000 chủ nợ. Thông tin từ công ty tài chính Inside Mortgage Finance cho biết trong sáu tháng đầu năm nay, Taylor Bean đã thực hiện các khoản vay cầm cố trị giá 17 tỷ USD, chiếm 1,7% thị phần của thị trường cho vay thế chấp của Mỹ.

Trong khi đó, Ngân hàng cho vay cầm cố Guaranty Bank của Mỹ tại bang Texas vừa phải đóng cửa. Đây là ngân hàng có nhiều con nợ ở bang California - một trong những bang có giá nhà tụt đốc mạnh nhất tại Mỹ. Chính sự xuống dốc của thị trường nhà đất ở bang này cũng góp phần gây ra sự đổ vỡ của hai "đại gia" ngân hàng Washington Mutual và IndyMac.

Với tài sản gần 13 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 12 tỷ USD, Guaranty Bank là ngân hàng lớn thứ ba tại Mỹ trở thành nạn nhân của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong năm 2009. Đây cũng là vụ đổ vỡ ngân hàng lớn thứ 11 trong lịch sử ở Mỹ.

BBVA Compass, một chi nhánh tại Mỹ của ngân hàng Tây Ban Nha Banco Bilbao Vizcaya Argentaria, đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi của khách hàng trong Guaranty Bank và mua lại lượng tài sản trị giá 12 tỷ USD của ngân hàng này. Đây là lần đầu tiên trong năm 2009, một ngân hàng đổ vỡ của Mỹ được một ngân hàng nước ngoài mua lại.

Ước tính, để giải quyết vụ đổ vỡ của Guaranty Bank, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) phải chi số tiền bảo hiểm lên tới 3 tỷ USD.

Cùng bị đổ vỡ vào cuối tuần trước với Guaranty Bank còn có ba ngân hàng khác, nâng tổng số ngân hàng sụp đổ tại Mỹ từ đầu năm tới nay lên con số 81. Đó là ngân hàng CapitalSouth Bank ở bang Alabama, với tài sản 617 triệu USD và 546 triệu USD tiền gửi của khách hàng; ngân hàng First Coweta ở bang Georgia, với tài sản 155 triệu USD và 155 triệu USD tiền gửi và ngân hàng Stearns Bank với tài sản 143 triệu USD và 130 triệu USD tiền gửi.

Ba vụ đổ vỡ này ước tính sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi khoảng 262 triệu USD.

Cho tới nay, với tài sản 307 tỷ USD, Washington Mutual vẫn là ngân hàng lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ.

VIETNAM+

Các tin tức khác

>   CEO của Oracle nhận lương 1 USD (25/08/2009)

>   Obama sẽ tái bổ nhiệm Bernanke làm Chủ tịch FED (25/08/2009)

>   TQ giảm cung tiền: Hệ lụy và bài học kinh nghiệm (25/08/2009)

>   Sinopec Trung Quốc lãi gần 5 tỷ USD trong 6 tháng (25/08/2009)

>   Nga vẫn làm chủ thị trường năng lượng châu Âu (25/08/2009)

>   Nhật lập quỹ 100 tỷ yen hỗ trợ hạ tầng châu Á (25/08/2009)

>   Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á tăng (25/08/2009)

>   Sáng 25/08, dõi theo cuộc bầu cử, Nikkei tranh thủ "xả hơi" (25/08/2009)

>   Israel, quốc gia tiên phong nâng lãi suất cơ bản lên 0.75% (25/08/2009)

>   Giá dầu, nguyên liệu thô tăng mạnh (25/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật