Thứ Ba, 11/08/2009 21:04

NHPT Việt Nam là công cụ tài chính – tín dụng đắc lực của Chính phủ

Chiều 11/8, thăm và làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ NHPT phải là công cụ tài chính – tín dụng đắc lực của Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của NHPT trong hơn 3 năm qua, góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm, duy trì đà tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

NHPT đã tập trung cho vay chương trình trọng điểm của nền kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực như:  điện, hóa chất, cơ khí trọng điểm, nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch, các công trình trọng điểm Thủy điện Sơn La, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, luyện thép, vệ tinh Vinasat, phân bón DAP Hải Phòng, A-pa-tít Lào Cai, đóng tàu biển...

NHPT cũng đã huy động vốn và cho vay tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc không vi phạm các quy định của WTO, giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tư tiếp cận nguồn vốn. Quản lý các nguồn vốn ODA đúng quy định, bảo đảm an toàn, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam đối với các nhà tài trợ quốc tế.

Tuy đạt được một số thành tích bước đầu nêu trên, theo Thủ tướng, quy mô tín dụng của NHPT vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Hoạt động của NHPT chưa thật sự chuyên nghiệp, năng lực quản trị ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, năng lực nghiên cứu, dự báo còn thấp, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ chưa cao... Năng lực tài chính của NHPT còn chưa đủ mạnh, tích lũy và dự phòng rủi ro thấp, khả năng xử lý nợ xấu còn hạn chế.

Thủ tướng cho rằng, qua 3 năm hoạt động,  NHPT là công cụ tài chính – tín dụng đắc lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu, các Bộ ngành liên quan phối hợp với NHPT tăng cường rà soát lại danh mục công trình, dự án được NHPT cho vay, đảm bảo đúng là công trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, cần thiết cho kinh tế - xã hội đất nước mà các ngân hàng thương mại chưa đủ sức đầu tư. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho vay hợp lý, nâng quy mô vốn điều lệ và xây dựng kế hoạch phát triển trung, dài hạn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

NHPT đang quản lý cho vay gần bốn nghìn dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng (HÐTD) đạt gần 150 nghìn tỷ đồng thuộc các chương trình, lĩnh vực  trọng điểm của nền kinh tế, như: 81 dự án nguồn điện, 83 dự án lưới điện, 30 dự án sản xuất xi-măng, 46 dự án xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, 36 dự án mua tàu biển mới, 18 dự án phát triển ngành hóa chất... Mức đầu tư cho các dự án đó thường từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó là 1.383 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm vào một số lĩnh vực chủ yếu như trồng rừng nguyên liệu và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến nông, lâm, thủy hải sản, chế biến thức ăn gia súc... Riêng chương trình kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ có số vốn vay theo HÐTD đã ký gần 10,6 nghìn tỷ đồng, đã giải ngân hơn chín nghìn tỷ đồng... Các dự án an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch...). Hơn 170 dự án với số vốn vay theo HÐTD gần 8.150 tỷ đồng, đã giải ngân gần 5.340 tỷ đồng (trong đó có chương trình đầu tư cho 18 bệnh viện công lập của Bộ Y tế).

NHPT đã giải ngân tín dụng xuất khẩu cho hơn 60.000 tỷ đồng đối với hầu hết các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu sang 43 thị trường. Doanh số cho vay xuất khẩu tăng mạnh, năm 2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2007, giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Việt Đông

Chính Phủ

Các tin tức khác

>   Số dư tiền gửi ngoại tệ liên tục tăng (11/08/2009)

>   Vay vốn phát triển hạ tầng nông thôn: Lãi suất 0% (11/08/2009)

>   Kết quả đấu thầu trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội (11/08/2009)

>   Lợi nhuận ngân hàng: Tiếp tục vượt kỳ vọng!  (11/08/2009)

>   Tình hình thực hiện trả lương qua tài khoản giai đoạn 2 (11/08/2009)

>   SCB được phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2009 (11/08/2009)

>   Xuất khẩu cao su vướng chuyện hoàn thuế (11/08/2009)

>   Ngân hàng gần “chạm đích” lợi nhuận (11/08/2009)

>   Sáng 11/8, vàng giảm giá khá mạnh (11/08/2009)

>   Sẽ ra mắt Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (11/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật