Thứ Bảy, 15/08/2009 10:48

Nhộn nhịp hoạt động sáp nhập các ngân hàng phá sản ở Mỹ

(Vietstock) – Các ngân hàng lớn đang tăng cường mua lại các ngân hàng phá sản trong thời điểm khó khăn hiện nay; và nhờ các quy định ưu đãi của tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang FDIC, ngày càng nhiều vụ sáp nhập được tiến hành.

Nguồn: CNNMoney

Giá cổ phiếu của ngân hàng BB&T hôm Thứ Sáu đã tăng mạnh sau khi ngân hàng này cho biết có thể sẽ mua đứt Colonial BancGoup.

Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Những thương vụ như vậy là cơ hội để các ngân hàng có nguồn vốn dồi dào bành trướng với giá rẻ. Điều này rất có giá trị đối với các ngân hàng trong bối cảnh nhiều định chế tài chính đang phải thu hẹp để đối phó với khủng hoảng.

Đã có hơn 70 ngân hàng tuyên bố phá sản từ đầu năm đến nay. Con số này có thể tăng thêm trong những năm sắp tới vì hệ thống ngân hàng đang phải giải quyết các vấn đề về bất động sản thương mại và nhà ở trị giá lên đến hàng ngàn tỷ USD.

Trong khi hầu hết vụ phá sản của các ngân hàng lớn nhất gần đây được các định chế tài chính lớn hay các tổ chức đầu tư mua lại, các ngân hàng nội địa cũng đang gia tăng quy mô.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra vào năm 2008, đã có 6 ngân hàng nội địa tiến hành mua lại ít nhất là 2 ngân hàng phá sản từ tập đoàn bảo hiểm tiền gửi FDIC. Dẫn đầu phải kể đến Zions Bancorp, mua lại 4 ngân hàng.

Theo sau là U.S. Bancorp, mua lại các ngân hàng bị phá sản Downey Savings và PFF. Vụ sáp nhập này là hợp đồng lớn đứng thứ 3 về giá trị tài sản, sau các vụ thanh lý WaMu, IndyMac. 

Các điều luật của FDIC quy định tổ chức này sẽ giải quyết các vụ ngân hàng phá sản theo tiêu chí giảm thiểu chi trả bảo hiểm cho tiền gửi ở mức thấp nhất. Quỹ tiền gửi được huy động từ phí của các ngân hàng, nhưng FDIC cũng có một kênh tín dụng trực tiếp với Bộ Tài chính. Bộ này sẽ cung ứng vốn cho FDIC trong trường hợp khẩn cấp.

Làn sóng ngân hàng phá sản trong năm 2008, và nửa đầu năm 2009 đã làm FDIC tiêu tốn một khoản phí rất lớn. Hiện lượng tiền mặt dự phòng của Quỹ đã thấp hơn 75% mức tối thiểu theo quy định.

Chi phí mà FDIC phải bỏ ra cho các thương vụ U.S. Bancorp và Zions là 3.6 tỷ USD. Tổ chức này cũng đồng ý thỏa thuận chia lỗ phát sinh trong một số giao dịch, điều đó có nghĩa là Quỹ có thể không phải chịu các chi phí phát sinh thêm từ các tài sản của các ngân hàng phá sản.

Điều khoản giới hạn mức thua lỗ cho bên mua bằng tiền của Quỹ là điểm hấp dẫn nhất đối vớicác ngân hàng nội địa, cũng như các nhà đầu tư khác.

Ngoài BB&T, các nhà phân tích nhận định rằng Cincinnati’s Fifth Third và Atlanta’s Sun Trust là những ngân hàng nội địa có thể được lựa chọn để tham gia các thương vụ trong tương lai.

Một số ngân hàng từ chối bình luận về khả năng mua lại các ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên với những điều khoản thuận lợi, rất khó để từ chối những thương vụ mà FDIC hỗ trợ.

Cao Vệ (Theo CNNMoney)

Các tin tức khác

>   Vận tải biển trong cơn suy thoái (15/08/2009)

>   Sản lượng kẽm của TQ sẽ đạt kỷ lục trong quý 3/2009 (15/08/2009)

>   Kinh tế Mỹ vẫn hứng chịu những tin buồn bất chợt (15/08/2009)

>   Paul Krugman: “Thế giới đã tránh được đại suy thoái” (15/08/2009)

>   Hi vọng mới từ sự tăng trưởng của 2 nền KT lớn nhất Châu Âu (15/08/2009)

>   Giá vàng hướng tới mốc 960 USD/ounce (14/08/2009)

>   Hàn Quốc - nước xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới (14/08/2009)

>   IMF "bơm" 250 tỷ USD cho nước thành viên (14/08/2009)

>   CK Châu Á: Niềm vui cuối tuần không trọn vẹn (14/08/2009)

>   Cựu Chủ tịch Samsung bị tuyên án 3 năm tù treo (14/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật