Thứ Năm, 20/08/2009 14:32

Nâng cao hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử

Đó chính là vấn đề được các doanh nghiệp đang rất quan tâm, bởi từ 1-10 tới thủ tục hải quan điện tử tiếp tục được mở rộng ra 10 tỉnh, thành phố với số lượng không giới hạn các doanh nghiệp.

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng, mức độ hiện đại hóa của cơ quan Hải quan, các cơ quan quản lý liên quan và của chính DN, mục tiêu đặt ra là làm thế nào khai thác tối đa ưu thế của phương thức quản lý hiện đại này, khơi luồng thuận lợi cho hàng hóa XNK.

Rút ngắn thời gian thông quan

Mặc dù vậy qua thực tế áp dụng thí điểm (từ năm 2005 tại Cục Hải quan Hải Phòng và TP HCM) đã khẳng định hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử tác động đến hoạt động XNK. Cơ bản đã chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử. Toàn bộ khâu khai báo, tiếp nhận và phản hồi thông tin khai hải quan đều được thực hiện qua phương tiện điện tử; hồ sơ hải quan dựa trên chứng từ điện tử; xử lý thông tin khai hải quan tự động.

Với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, cơ quan Hải quan đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí quản lý rủi ro và hồ sơ về quá trình chấp hành pháp luật của DN để áp dụng khi thông quan, thay cho việc kiểm soát từng giao dịch XNK như trước đây.

Hiệu quả thiết thực nhất đối với DN là đã rút ngắn thời gian trung bình làm thủ tục hải quan, tiết kiệm chi phí cho DN. Cụ thể thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là 5-10 phút, đối với lô hàng phải kiểm tra hồ sơ là 20-30 phút, còn hàng hóa phải kiểm tra thực tế hàng hóa phụ thuộc vào thời gian kiểm tra.

Riêng đối với hàng miễn kiểm tra thì DN được khai và thực hiện thủ tục hải quan tại trụ sở DN (chiếm khoảng 50% tổng số tờ khai). Bên cạnh đó giảm số lượng chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan mà DN phải nộp…

Cần nâng cao mức độ tự động

Không phải ngẫu nhiên mà các DN lại có tâm lý băn khoăn trước chủ trương mở rộng thủ tục hải quan điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì bên cạnh những kết quả tích cực trên đây, trên thực tế cũng còn những hạn chế bật cập.

Về loại hình và phạm vi áp dụng thời gian qua, mới chỉ áp dụng với 3 loại hình là: hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán, hàng hóa gia công, hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu; chưa thực hiện đại trà với tất cả các DN muốn tham gia thủ tục hải quan điện tử.

Điểm mấu chốt mà các DN băn khoăn là mức độ điện tử hóa và mức độ tự động của hệ thống chưa cao, đôi khi các DN cảm thấy còn phải mất thời gian kiểm tra, đối chiếu hồ sơ như cách làm thủ tục hải quan thông thường.

Thực tế đúng là ngoài tờ khai hải quan được điện tử hóa, các chứng từ khác được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử; còn lại các chứng từ khác (như: Giấy phép của các bộ ngành; C/O nhập khẩu; Chứng từ nộp thuế; Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng…) chưa được điện tử hóa.

Về mức độ tự động của hệ thống, theo Tổng cục Hải quan, hiện hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mới kiểm tra được sự hợp lệ, hợp chuẩn thông tin khai báo, đối chiếu các thông tin giữa tờ khai điện tử và hồ sơ hải quan giấy, đối chiếu với chế độ quản lý hải quan, tự động kiểm tra cảnh báo được 47/63 danh mục hàng hóa theo chính sách mặt hàng. Hệ thống cũng chưa tự động phân luồng một phần, chưa tự động tính thuế, hoàn thuế…

Cần sự phối hợp của các bộ ngành, DN

Đánh giá của Tổng cục Hải quan cho thấy, mặc dù đã nhận được sự phối hợp của các bộ ngành liên quan trong việc áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử, song vẫn chưa thực sự đảm bảo yêu cầu. Hiện nay vẫn còn 16/63 danh mục hàng hóa theo yêu cầu quản lý của các bộ ngành chưa được chuẩn hóa theo danh mục H.S, đó là chưa kể các danh mục do các bộ ngành chuẩn hóa mới chỉ dừng lại hầu hết ở mức độ 4 số H.S, thậm chí có mặt hàng 2 số. Chính vì vậy, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan chưa tự động kiểm tra đối chiếu chính sách mặt hàng đối với những danh mục chưa chuẩn hóa. Ngoài ra thông tin trao đổi giữa các bộ ngành cũng chưa thực hiện được trên hệ thống.

Một hạn chế nữa là chưa có sự phối hợp hịêu quả của các bộ ngành với cơ quan Hải quan trong vịêc cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý rủi ro, một trong những yêu cầu cơ bản khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Về phía các DN, vẫn còn một số DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên làm thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt hiệu quả.

Để thủ tục hải quan điện tử thực sự phát huy hiệu quả khi thực hiện mở rộng tới đây, không chỉ có sự chủ động nỗ lực từ phía Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, mà còn cần sự tập trung, hợp tác từ nhiều phía. Bên cạnh đó, một số hạn chế về hạ tầng CNTT của cơ quan Hải quan, tốc độ đường truyền, máy móc thiết bị, trình độ kỹ năng của CBCC Hải quan cũng cần được đầu tư, nâng cấp.

Đức Vũ

Lao Động

Các tin tức khác

>   Quản chặt giá sữa nhập khẩu (20/08/2009)

>   Phê duyệt phát triển khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) (20/08/2009)

>   "Việt Nam sẽ là con hổ tiếp theo của châu Á" (20/08/2009)

>   Vốn kích cầu "ngoài vùng phủ sóng" (20/08/2009)

>   Sẽ còn nhiều biện pháp hỗ trợ (20/08/2009)

>   Quan trọng nhất vẫn là chính sách (20/08/2009)

>   Ngành Dệt May phải nỗ lực trong 4 tháng cuối năm (20/08/2009)

>   Chờ đợi những cuộc cạnh tranh bứt phá (20/08/2009)

>   VN và mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về CNTT (20/08/2009)

>   Sẽ có chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại (20/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật