Chủ Nhật, 16/08/2009 22:20

Mỹ: Ngành bán lẻ vẫn suy yếu

Theo Liên Hiệp tảo báo Singapore, trong khi kinh tế Đức và Pháp đã bật dậy trở lại, kinh tế Mỹ vẫn trì trệ, hoạt động bán lẻ yếu kém. Các dữ liệu mới nhất cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ còn chậm.

Tháng 7 vừa qua, ngoài việc doanh nghiệp bán lẻ hoạt động yếu hơn mong đợi, số người xin trợ cấp thất nghiệp cũng gia tăng. Trước đó, nhiều người dự đoán kinh tế Mỹ phục hồi sẽ đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, một số lượng lớn công việc mất đi cộng với tình trạng đi xuống của thị trường bất động sản, dẫn đến người tiêu dùng thu hẹp hầu bao chi tiêu. Ngành bán lẻ của Mỹ vì vậy không khá lên được.

Để kích thích ngành công nghiệp xe hơi, chính phủ Mỹ đã áp dụng thành công biện pháp “đổi xe hơi cũ lấy tiền mặt”, thúc đẩy tiêu thụ xe hơi mới. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ giữ cho ngành bán lẻ xe hơi giảm doanh thu ở mức 0,1%. Nếu bỏ qua doanh thu bán lẻ xe hơi và xăng dầu, tổng doanh thu bán lẻ trong tháng 7 của Mỹ giảm 0,4%.

Ngoài ra, lần đầu tiên số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vượt quá dự kiến của thị trường trong tuần qua, lên đến 558 ngàn đơn. Những người tiếp tục được nhận trợ cấp thất nghiệp giảm từ 6,3 triệu xuống còn 6,2 triệu người. Điều này có nghĩa nhiều người không được hưởng quyền lợi trợ cấp thất nghiệp. 

Mặt khác, do ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và chính sách thu hẹp các khoản cho vay, đơn xin bảo hộ phá sản trong quí 2 tăng 38% so cùng kỳ năm ngoái, hơn 381 ngàn đơn. Văn phòng Tòa Hành chính Mỹ cho biết đơn xin phá sản quí 2 tăng 15% so quí 1.

Trong khi đó, Viện nghiên cứu về phá sản của Mỹ chỉ ra hơn 16 ngàn doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong quí 2, con số cao nhất từ năm 1993 đến nay. Ngoài ra, doanh nghiệp thua lỗ cũng tăng lên 64% so cùng kỳ năm ngoái.

Nửa đầu năm nay, các trường hợp nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng gấp đôi so cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp đăng ký phá sản bao gồm cả hai công ty khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô của Mỹ là Chrysler và General Motors.

Ông Jack F. Williams, giáo sư khoa luật Đại học Georgia State cho biết doanh nghiệp nhỏ nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 của Luật phá sản tăng lên đáng kể. Ông dự đoán tổng số doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong năm nay sẽ lên đến 1,4 triệu, cao nhất kể từ năm 2005.

Bên cạnh đó, theo đà chính quyền các bang sa thải thêm nhân viên, số đơn xin bảo hộ phá sản sẽ tiếp tục gia tăng. Hiện Tennessee là bang có doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản nhiều nhất. Tại bang trên, cứ 1.000 người sẽ có 8,1 đơn xin bảo hộ phá sản. Bang Nevada đứng thứ hai, tiếp đến là các bang Alabama, Georgia và Indiana.

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Kinh tế Hàn Quốc đang phục hồi nhanh chóng (16/08/2009)

>   Little Tikes thu hồi sản phẩm do mất an toàn (16/08/2009)

>   Thêm ba ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa (16/08/2009)

>   5 mối quan ngại của Wall Street trong quý 3 (16/08/2009)

>   EU điều tra bán phá giá đối với hóa chất công nghiệp của Trung Quốc (16/08/2009)

>   Ý điều tra tài khoản ở nước ngoài của 170.000 người dân (16/08/2009)

>   Trung Quốc có nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản (16/08/2009)

>   Suy thoái kinh tế buộc các hãng hàng không tiết kiệm (16/08/2009)

>   Mỹ cũng chảy máu chất xám (16/08/2009)

>   Wall St. có thể tiếp tục điều chỉnh sau mùa công bố lợi nhuận (15/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật