Giảm giá thuê văn phòng: Chuyện nhỏ
Tác động của cơn bão khủng hoảng buộc các doanh nghiệp, các tập đoàn phải cân nhắc lại chi phí thuê mặt bằng lẫn các kế hoạch kim ngạch vào thời điểm hiện tại. Dù thế nào đi nữa, cơn khủng hoảng chính là một cơ hội.
Một số doanh nghiệp chọn hướng “né” cạnh tranh bằng cách di chuyển đến một mặt bằng khác tốt hơn, số khác lại chọn cách đương đầu với cơn bão bằng cách cắt giảm chi phí thuê qua đàm phán lại hợp đồng.
Có thể giảm 10 - 50%
Nếu để ý và biết cách thương lượng thì một số chi phí rất lớn bắt buộc phải trả vẫn có thể giảm và giải quyết được một cách ổn thoả. Ở thị trường này, cho dù đã đặt bút ký các hợp đồng thuê với hiệu lực trong vòng 5 đến 10 năm hoàn toàn có thể thương lượng lại. Vậy thì kiểu hợp đồng như thế nào có thể cắt giảm được? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố - giá thuê của chủ mặt bằng cho thuê thu được và chi phí cho việc khách thuê hiện tại chuyển mặt bằng sang nơi khác là hai yếu tố quan trọng trong số đó. Nhưng nhìn chung, vấn đề nằm ở tình hình trên thực tế đang diễn ra như thế nào. Giá thuê có thể giảm trong khoảng từ 10 đến 50%, và mức 30% cũng không phải là không phổ biến.
Đến lượt mình, vấn đề của người chủ cho thuê ở chỗ: Liệu họ có chấp nhận giảm đi 30% hay là vẫn cứ khăng khăng... chịu mất khách? Bạn sẽ cần phải nghiên cứu kỹ và chuẩn bị thông tin, hợp đồng trước khi muốn thương lượng lại với chủ thuê. Họ hẳn cũng cần phải chấp nhận giảm đến một mức nào đó một khi đã thực lòng muốn tiếp tục giữ khách. Thời buổi hiện tại cũng không còn nhiều sự chọn lựa. Thế nên hợp tác để giữ khách cho qua tình hình suy thoái là giải pháp đa số chủ cho thuê phải chấp nhận.
Một bí quyết khác khi thương lượng là: người thuê cứ việc bước thẳng ra ngoài đường và “chọn mặt gửi vàng” ở một địa điểm nào đó vẫn còn chờ người đến thuê. Và với tình hình nguồn cung văn phòng hiện nay cao hơn cầu rất nhiều chắc chắn bạn sẽ được người chủ khác chào đón.
Điều tra chi tiết cũng có thể giúp ích rất nhiều, do đó hãy cố nắm bắt thị trường. Chủ thuê một khi đã e dè không muốn mất khách ồ ạt sẽ rất sẵn lòng giảm bớt một khoản đáng kể. “Nếu khách hàng đang có là một ngân hàng hay một cửa hàng cà phê có tên tuổi sẽ khó lòng để người thuê dọn sang nơi khác”. Thậm chí một số khách thuê là các doanh nghiệp hay tập đoàn với tiềm lực tương đối vững vẫn mong muốn người chủ thuê linh động trong phần thanh toán và tiền cọc. Với tình hình kinh tế hiện nay, khách hàng bền vững là một thứ tài sản được các chủ thuê ao ước. Người thuê hiện có thể có lợi thế hơn chỉ đơn giản bằng cách đưa ra yêu cầu với chủ thuê. Chẳng một ai muốn bỏ mất một khoản thu nhập từ việc cho thuê vào lúc này, bởi có thể mất đến hàng nhiều tháng, thậm chí hàng năm mới có thể tìm được người khác để cho thuê.
Có một chiến lược hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp giàu có nguồn tài chính dồi dào mà vẫn mong được giảm bớt chi phí thuê: đó là hãy gia hạn thêm hợp đồng. Chủ thuê vẫn có thể chấp nhận giảm đến 35% với một hợp đồng cam kết trong vòng từ 2 đến 5 năm. Nếu ngay vào lúc này bạn đang có một hợp đồng sắp hết hạn trong vòng chưa đến 6 tháng thì điều đó cũng không khác gì phá sản là mấy. Khi đó bạn có thể nói như sau: “Anh cứ xem thử, nếu không giảm giá thuê thoả đáng, chúng tôi chỉ còn nước dọn đi”.
Kinh nghiệm cho thấy, trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay chớ bao giờ xem chi phí nào là cố định. Các khoản tiền thuê nay đều đã có thể kiểm soát và cắt giảm đáng kể.
Một vài quy tắc cốt lõi
Không chần chừ! Khi cho chủ thuê biết về tình hình hoạt động của mình, bạn vẫn cần phải làm một điều gì đó cốt để duy trì hoạt động kinh doanh và họ cũng không việc gì phải tìm một chỗ cho thuê mới ngay giữa thời buổi khó khăn trên thị trường.
Thấu hiểu toàn bộ khu vực bạn đang thuê mặt bằng. Trong bất kỳ cuộc thương lượng nào thì điều quan trọng nằm ở chỗ cần tự trang bị càng nhiều thông tin càng tốt. Xung quanh nơi bạn đang thuê liệu có còn nhiều chỗ trống hay không? Nếu như vẫn còn, chủ thuê sẽ càng mong muốn hợp tác tiếp tục với bạn. Những công ty khác đang thuê có phải thanh toán số tiền cũng cao như số tiền bạn đang thanh toán hay không? Nếu lúc này bạn vẫn đang trả thấp hơn giá thị trường, hẳn bạn cũng không “mạo hiểm” mà thay đổi, nhưng ngược lại nếu giá cao hơn thì chủ thuê của bạn cần phải được biết điều đó. Trong trường hợp bạn đang thương lượng gia hạn hợp đồng, điều này sẽ giúp xác định rõ đâu là thời gian cần thiết, chi phí và sự gián đoạn hoạt động kinh doanh sẽ kéo theo khi chuyển văn phòng sang một nơi khác.
Luôn luôn linh hoạt với chi phí thuê. Một hợp đồng thuê bao gồm giá thuê hàng tháng cộng thêm chi phí một số dịch vụ khác (như quản lý, điện công cộng, máy lạnh, nước, bảo hiểm…). Các chi phí này cũng có thể yêu cầu giảm và cân đối lại sao cho hợp lý hơn dựa trên thời gian thuê trước đó hoặc giữ chi phí thuê không thay đổi nhưng hãy đề nghị chủ thuê hoàn lại bằng cách không tính tiền thuê trong một thời gian nào đó.
Luôn luôn ghi lại mọi diễn tiến. Nhiều chủ thuê, đặc biệt là trong một thị trường đang trở nên trầm lắng, sẽ chấp nhận giảm giá để đổi lấy sự ổn định của khách thuê dài hạn. Nếu hợp đồng đang gần kết thúc ở một thời điểm mà người chủ cho rằng mình có thể gặp phải khó khăn nếu không tiếp tục cho thuê, khi đó bạn có thể dễ dàng đề nghị tiếp tục được ở lại lâu hơn và đáp lại được hưởng một mức giá thuê thấp hơn hiện nay.
Hiển nhiên thương lượng giá thuê tối ưu chính là thương lượng theo kiểu “đo ni đóng giày” từng yêu cầu hoạt động kinh doanh của bạn phải có, cũng như yêu cầu từ chính người chủ. Bí quyết thành công nằm ở chỗ phải tiến hành cuộc trao đổi trong một không khí càng cởi mở, thẳng thắn càng tốt. Như vậy chẳng mấy chốc cả hai bên đều sẽ thông hiểu lẫn nhau.
Tranh luận về trụ cột của tập đoàn xây dựng
Tại cuộc hội thảo được tổ chức ngày 7-8, liên quan đến đề án thành lập hai tập đoàn xây dựng mà Bộ Xây dựng chuẩn bị trình Chính phủ, một số hiệp hội và doanh nghiệp liên quan cho rằng, cần có sự thay đổi đối với 2 đơn vị được chọn làm nòng cốt.
Theo đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp, 2 tập đoàn trực thuộc Bộ Xây dựng nên được phân chia thành Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp, Dân dụng, Bất động sản Việt Nam, lấy Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt (bao gồm các tổng công ty trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, khu đô thị, xây dựng dân dụng và kinh doanh bất động sản) và Tập đoàn thứ hai lấy Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm trụ cột, có tên gọi là Tập đoàn Công nghiệp Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất cơ khí, lắp máy và các dịch vụ khác kèm theo.
Như vậy, đề xuất của các hiệp hội về 2 tập đoàn khác biệt cơ bản về định hướng hoạt động cũng như đơn vị được chọn làm nòng cốt, so với đề án Bộ Xây dựng đang soạn thảo. Bộ Xây dựng đề xuất, tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và cơ khí nặng sẽ do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt. Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị sẽ dựa trên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).
John Nhật Nguyễn - Tổng giám đốc NAC Real Estate, Vietnamlease.com
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|