Thứ Sáu, 07/08/2009 06:27

Gắn mã vạch cho cá tra

Từ mã vạch, doanh nghiệp sẽ truy ra nguồn gốc cá, sẽ nắm được cá nuôi theo tiêu chuẩn nào, chất lượng ra sao.

Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa tổ chức lấy ý kiến về phát triển bền vững nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Trong đó có việc gắn mã vạch cho cá tra để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Việc làm này cũng nhằm tránh thiệt thòi cho nông dân khi cá bán không người mua, còn doanh nghiệp không bị trả hàng về nước.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, cho biết để cấp mã vạch cho cá tra, ĐBSCL phải quy hoạch vùng nuôi đồng bộ. Một khi từng tỉnh được cấp mã vạch thì việc quản lý vùng nuôi của nông dân rất dễ dàng. Hiện nay, tại An Giang có nhiều câu lạc bộ nuôi cá tra cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu theo tiêu chuẩn SF 1.000, GAP, SQF... Vì vậy, nếu sử dụng mã vạch sẽ truy ra được nguồn gốc cá từ những hộ này. Từ đó, doanh nghiệp còn biết được cá nuôi theo tiêu chuẩn nào, chất lượng thịt ra sao.

Theo ông Bình, Ban chỉ đạo nuôi trồng chế biến cá tra ở ĐBSCL đề nghị Cục Nuôi trồng thủy sản tới tháng 9-2009 sẽ triển khai việc cấp mã vạch đại trà. Sở dĩ chương trình chưa thể mở rộng được là do chi phí thực hiện còn quá cao đối với các hộ nuôi. Chương trình này rất cần được nhà nước hỗ trợ vốn.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho rằng đến nay việc triển khai quy trình nuôi và cấp mã vạch cho cá ở ĐBSCL chỉ áp dụng được khoảng 10%. Không ít người nuôi không theo quy trình vẫn bán được cá nên họ còn xem nhẹ tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT đưa ra. Thực chất số cá nuôi không theo quy trình không bị dư thừa kháng sinh nhưng khi quy trình mới đòi hỏi cần phải ghi chép thì họ không thể đáp ứng được. Thêm vào đó, nếu làm theo quy trình này cần phải có chứng từ, hóa đơn đỏ làm tăng thêm 10% chi phí thuế giá trị gia tăng nữa nên họ ngán ngại.

Ông Hải cho biết TP Cần Thơ có khoảng 15% hộ nuôi áp dụng quy chuẩn mới. Số này chủ yếu nằm ở các vùng nuôi của các nhà máy, xí nghiệp. Hiện nay, các đối tác từ châu Âu, châu Mỹ đều đòi hỏi có mã vạch khi mua cá tra, basa của Việt Nam.

“Người nuôi cá ở An Giang rất đồng tình với việc cấp mã vạch cho các hộ nuôi. Nhưng muốn làm tốt việc này thì từng địa phương phải triển khai. nếu có một tỉnh nào đó không làm thì việc cấp mã vạch cũng sẽ gặp trở ngại lớn. Vì vậy, cần có sự thực hiện đồng bộ cả doanh nghiệp, nông dân và nhà quản lý” - ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, đề xuất. Theo ông Danh, để áp dụng cách quản lý mới này, cần có bộ máy khuyến ngư vững mạnh, chiết tính phần mềm bằng hệ thống máy tính có thể nắm chặt chẽ sản lượng từng tỉnh rồi điều phối người nuôi trồng trong từng khu vực cho phù hợp, tránh lặp lại tình trạng lúc thừa lúc thiếu nguyên liệu.

Trúc Linh

Pháp luật

Các tin tức khác

>   7 tháng đầu tư ra nước ngoài 1,57 tỉ USD (07/08/2009)

>   Xây bãi đậu xe ngầm Công viên Tao Đàn (07/08/2009)

>   Thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu tắc ở cửa khẩu (06/08/2009)

>   Khành thành Nhà máy chế biến thạch cao tại Lào (06/08/2009)

>   Có tiền mua ô tô cũng khó (06/08/2009)

>   Không cấp giấy hồng sau 1-8 (06/08/2009)

>   Nhà đất sẽ "dễ thở" hơn vào cuối năm (06/08/2009)

>   7 tháng đầu năm, gần 40.000 người đi xuất khẩu lao động (06/08/2009)

>   XK cao su mậu biên: Ngày càng khó vì “hàng rào” linh hoạt (06/08/2009)

>   Hậu quả nào khi khai thác bể than sông Hồng? (06/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật