Thứ Năm, 20/08/2009 13:42

Đổi mới hệ thống tưới tiêu hay phụ thuộc hơn vào nhập khẩu?

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc Chính phủ, các nước châu Á cần chi tiêu hàng tỷ đô la cho việc đổi mới hệ thống tưới tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng lương thực hay chấp nhận lựa chọn khó khăn mang tính chính trị hơn là phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Một nghiên cứu của Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm FAO và Viện quản lý quốc tế đã đưa ra cảnh báo sau khi chứng kiến tình trạng khan hiếm nước ở Ấn Độ đã gây tổn thất nặng nề cho các vụ mùa đặc biệt là lúa gạo đồng thời nhấn mạnh vào nguy cơ thiếu nước ở các vùng.

“Nhu cầu lương thực của châu Á được dự đoán sẽ gấp đôi vào năm 2050. Phụ thuộc vào thương mại để đáp ứng một phần lớn nhu cầu này sẽ tạo ra một gánh nặng lớn và là một lựa chọn ít sáng suốt cho nhiều nền kinh tế của các nước đang phát triển.” - Ông Colin Chartres - tổng giám đốc của IWMI cho hay “Cách tốt nhất cho khu vực châu Á là tái sinh hệ thống tưới tiêu trên diện rộng.”

Báo cáo cho rằng không có đầu tư vào tưới tiêu để hạn chế lãng phí nước thì các nước châu Á sẽ phải phụ thuộc vào nhập khẩu hơn 1/4 số sản phẩm thiết yếu như lúa gạo, lúa mì và bắp ngô mà họ cần cho tới năm 2050. Hiện tại hầu hết các nước châu Á đang áp dụng mạnh mẽ các chính sách tự cung tự cấp, chỉ mua một số ít các mặt hàng thiết yếu từ nước ngoài. Đối với nhiều nước trong khu vực có hạn chế về mặt ngân sách thì gánh nặng sẽ đặt lên vai các nhà quyên góp quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á và ngân hàng thế giới WB. Những tổ chức này sẽ hỗ trợ và cấp vốn để hiện đại hóa cơ sở vật chất tưới tiêu. Ông Chartres cho biết giải pháp này sẽ cải thiện năng suất tưới tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng lương thực với cùng một lượng nước như nhau. Ông nói “Chính phủ các nước cần chi tiêu hàng tỷ đô la.”

Một báo cáo mới đây cũng nêu rõ hệ thống tưới tiêu chủ chốt ở châu Á được xây dựng cách đây 40 năm đã “quá cũ, nghèo nàn và kém hiệu quả” buộc người nông dân phải tự tìm cách tưới tiêu và đây là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề. Hàng triệu tiểu chủ đã đầu tư vào máy bơm nước để có thể lấy nước từ các tầng ngậm nước nông bất cứ khi nào cần. Điều này, ngược lại, đã gây ra các vấn đề về khai thác quá mức nước ngầm.

Châu Á, chiếm 70% đất trồng trồng trọt của thế giới, đã tăng cường sử dụng nước trong nông nghiệp vào những năm 1960 và 1970. Sự tăng cường sử dụng nước tưới tiêu cùng với những hạt giống năng suất cao và việc sử dụng phong phú phân bón Nito dẫn đến sự tăng mạnh trong sản xuất và sản lượng lương thực được biết như cuộc cách mạng xanh.

Lúa gạo, một sản phẩm chủ yếu của Châu Á là một mùa vụ đặc biệt cần nước. Lúa mì mùa vụ chủ yếu của phương Tây cần ít nước hơn.

Năm ngoái, trong một bài phát biểu tại hội nghị an toàn thực phẩm ở New Delhi ông Manmohan Singh thủ tướng của Ấn Độ đã cảnh báo rằng “Có một cảm giác chắc chắn rằng cuộc cách mạng xanh đầu tiên đã kết thúc”. Thế giới cần một cuộc cách mạng thứ hai như một sự thay thế để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực.

Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đã đặt vấn đề về an toàn thực phẩm lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008 khi chứng kiến giá cả hàng hóa nông nghiệp tăng vọt tới mức cao kỷ lục và gây ra các tình trạng mất ổn định về thực phẩm từ Haiti tới Ai Cập và Bangladessh.

Báo cáo của FAO và IWMI cảnh báo “Sự khan hiếm nước sẽ góp phần lớn vào việc gây ra tình trạng bất ổn về giá lương thực.”

Nhu cầu sản xuất nhiều lương thực hơn cho một lượng dân số châu Á đang ngày càng tăng đòi hỏi một lượng lớn các sản phẩm thịt và sữa sẽ thúc đẩy những mối quan tâm mới trong đầu tư vào hệ thống tưới tiêu.“Tuy nhiên,các biện pháp đổi mới cần hủy bỏ những thiết bị đã hỏng do nhiều năm bị sao lãng”-báo cáo cho hay.

Bùi Huyền (Theo ft.com)

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Thâm hụt ngân sách Mỹ ước giảm còn 1.58 nghìn tỷ USD (20/08/2009)

>   Đức: Giá sản xuất Tháng 7 giảm mạnh nhất trong 60 năm (20/08/2009)

>   Pháp giảm mạnh thuế VAT để cứu các nhà hàng (20/08/2009)

>   Mỹ điều tra 150 triệu phú lén lút gửi tiền tại Thụy Sĩ (20/08/2009)

>   Mark Zandi: Kinh tế Mỹ hồi phục theo hình chữ U (20/08/2009)

>   Trung Quốc đang đe dọa "ngôi vị" số một của Mỹ (20/08/2009)

>   WTO bác bỏ kháng cáo chống phá giá của Mỹ (20/08/2009)

>   Kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái kép (20/08/2009)

>   Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (19/08/2009)

>   6/10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phục hồi (19/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật