Thứ Sáu, 07/08/2009 07:14

DN tham gia đề án Hỗ trợ XKLĐ: Thích nhưng vướng

Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, dân số của 61 huyện nghèo hiện nay khoảng 2,4 triệu người, trong đó hơn một nửa trong độ tuổi lao động, 90% là người dân tộc thiểu số; chỉ có khoảng 9% có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học và gần 10% lao động đã qua đào tạo; còn lại có trình độ học vấn thấp, không nghề.

Chính vì thế, Quyết định 71/2009/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 được coi là một chỉ đạo kịp thời của Chính phủ nhằm giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, khi triển khai chương trình các DN XKLĐ – chiếc cầu nối cho lao động điều nhận định “miếng bánh này ăn không dễ”.

Người lao động: Ưu đãi tuyệt đối

Theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỷ đồng hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một trong những giải pháp của Chính phủ giúp bà con các vùng khó khăn nhanh thoát nghèo.

Theo đó khi triển khai chương trình, giai đoạn 2009-2010, sẽ thực hiện thí điểm đưa 10.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp đến, giai đoạn 2011-2015 là 50.000 lao động và giai đoạn 2016-2020: tăng 15% so với giai đoạn trước, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo của 61 huyện. Với chương trình này, người lao động được hỗ trợ đảm bảo đủ chất lượng để đi XKLĐ theo yêu cầu của từng thị trường. Người lao động được hỗ trợ tối đa những yêu cầu như vay vốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ngân hàng sẽ thẩm định, cho vay tối đa theo mức chi phí tại thị trường mà người lao động tham gia.

Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm lựa chọn những DN uy tín, có hợp đồng chắc chắn, đã được thẩm định, đơn hàng phù hợp với người lao động, đủ năng lực giải quyết khi người lao động gặp rủi ro. Còn phía lao động sẽ được chủ động chọn thị trường phù hợp với năng lực của mình. Vậy nếu, có năng lực tốt, người lao động đều có thể làm việc ở các thị trường vẫn được đánh giá là cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản...

DN trầy trật

Mục tiêu của người lao động và Cục Quản lý lao động ngoài nước là mong muốn tiếp cận những thị trường có tính ổn định cao và thu nhập khá như Hàn Quốc và Nhật Bản... Tuy nhiên, ngay ở thị trường Singapore, Malaysia, người lao động cũng khó đáp ứng những yêu cầu mà DN sử dụng lao động đề ra. Theo anh Vũ Trần Hùng – Cty Suleco: Điều khó khăn đầu tiên là trình độ học vấn thấp khiến lao động gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc học nghề và làm việc trong môi trường công nghệ cao.

Theo báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ có khoảng 9% lao động có trình độ phổ thông trung học, 60% lao động chưa học hết tiểu học, người lao động các huyện nghèo nhất nước rất khó đến được những thị trường lao động cao cấp. Bởi các thị trường này luôn có những điều kiện tuyển dụng khá cao. Yêu cầu ở các thị trường này đều đòi hỏi tay nghề và ngoại ngữ, đó là điều không đơn giản đối với lao động phổ thông ở các huyện nghèo. Vậy, bên cạnh chính sách tìm thị trường lao động cho 61 huyện nghèo, thì trước tiên phải có chương trình đào tạo tiếng, đào tạo nghề hiệu quả. Có vậy mới tạo cơ hội cho lao động các vùng nghèo nhất nước sang các thị trường lao động có thu nhập cao.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi làm thế nào để giúp lao động các huyện nghèo tiếp cận thị trường XKLĐ ổn định, thu nhập cao mà đòi hỏi cũng cao không hề dễ. Vì đây là cả một quá trình dài hơi được thực hiện từ nay đến năm 2020 và chia thành nhiều giai đoạn. Vì thế mọi vấn đề sẽ được lần lượt giải quyết chứ chưa phải đã nói là áp dụng ngay được.

Ông Trịnh Văn Hưng - GĐ Cty Sona nhận xét: Nhiều ý kiến cho rằng khi triển khai chương trình này DN XKLĐ sẽ được hưởng lợi từ chương trình này. Vì việc tuyển nguồn lao động dễ dàng, người lao động lại được hỗ trợ hầu hết chi phí nên việc tuyển chọn, đưa lao động đi của DN sẽ rất thuận tiện. Nhưng có rất nhiều khó khăn khiến các DN khó có tốc độ nhanh. Theo đúng quy trình, DN về các huyện nghèo tuyển lao động, tổ chức đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng... và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thì người lao động mới được nhận khoản hỗ trợ này. Nhưng vấn đề quy trình chính sách, văn hóa, địa lý cũng như trình độ nhân lực đều là vấn đề chưa được giải quyết. Điều này khiến các DN dù rất muốn tham gia, nhưng vẫn còn khá e dè.

Hải Ngọc

Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   VNPT “bắt tay” Intel phát triển 3G (07/08/2009)

>   Tháng KM 9-2009: Các mặt hàng có thể giảm giá 3%-49% (07/08/2009)

>   Gắn mã vạch cho cá tra (07/08/2009)

>   7 tháng đầu tư ra nước ngoài 1,57 tỉ USD (07/08/2009)

>   Xây bãi đậu xe ngầm Công viên Tao Đàn (07/08/2009)

>   Thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu tắc ở cửa khẩu (06/08/2009)

>   Khành thành Nhà máy chế biến thạch cao tại Lào (06/08/2009)

>   Có tiền mua ô tô cũng khó (06/08/2009)

>   Không cấp giấy hồng sau 1-8 (06/08/2009)

>   Nhà đất sẽ "dễ thở" hơn vào cuối năm (06/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật