Thứ Sáu, 28/08/2009 09:27

Cái giá của xuất khẩu cát

Chuyện khai thác, xuất khẩu cát ồ ạt ra nước ngoài ở khu vực ĐBSCL đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng nó thật sự nóng bỏng trong vài tháng gần đây. Tình trạng này nóng đến mức Chính phủ đã hai lần yêu cầu lãnh đạo các tỉnh tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác xuất khẩu cát. Và mới đây, một lần nữa đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có ý kiến chỉ đạo các tỉnh chấn chỉnh tình trạng này.

Nguyên nhân, theo lý giải của các cơ quan chức năng, do phía Campuchia ra lệnh đóng cửa mỏ cát, nhu cầu nhập khẩu cát phía Singapore tăng mạnh, cộng với nhu cầu cát xây dựng trong nước đang hút và tăng giá mạnh khiến nhiều doanh nghiệp bất chấp chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền các tỉnh vẫn đổ xô khai thác cát. Có thời điểm trên sông Hậu mỗi ngày có đến cả trăm xáng cạp hoạt động, hàng trăm sà lan đi lại dập dìu.

Hậu quả của việc khai thác cát quá mức đã làm thay đổi dòng chảy, nhiều nhà cửa, công trình đường giao thông, ruộng vườn màu mỡ... của cư dân nằm dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu xói lở đổ xuống sông. Và nó đang tiếp tục gieo rắc nỗi lo chồng chất cho người dân, làm đau đầu chính quyền các địa phương khi mùa lũ đang về.

Tại Cần Thơ, chính quyền thành phố này đã có biện pháp mạnh tay, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, thậm chí vừa rồi thành phố đã phải ra tối hậu thư ngừng cấp phép khai thác cát cho các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để, bởi khi các đoàn kiểm tra ra quân thì các sà lan cạp cát treo gàu, ngưng hoạt động, các đoàn kiểm tra rút lui thì đâu lại vào đấy.

Tại tỉnh Tiền Giang, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã ra quân chặn bắt, xử lý tình trạng khai thác cát lậu, gây sạt lở và chuyện đau lòng đã xảy ra khi một cán bộ thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường đã hi sinh vì tuyên chiến với sa tặc.

Dường như các biện pháp của ta hiện nay chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng khai thác cát bừa bãi. Campuchia - quốc gia kế cận VN - một thời xuất khẩu cát khá mạnh sang Singapore, lợi nhuận các nhà xuất khẩu cát thu được khá cao vì giá xuất khẩu lên đến 90.000 đồng/m3 nhưng phía bạn vẫn quyết định đóng cửa mỏ cát để giữ lấy tài nguyên quốc gia. Còn cát của VN xuất qua Singapore chỉ ở mức 40.000 đồng/m3, chưa bằng một nửa so với họ nhưng các nhà xuất khẩu cát vẫn lời (giá cát mua tại mỏ của VN chỉ khoảng 17.000 đồng/m3) nên tìm mọi cách khai thác.

Đã đến lúc cần có biện pháp mạnh hơn, thậm chí tính đến việc đóng cửa một số mỏ cát để bảo vệ tài nguyên quốc gia, bảo vệ cuộc sống của người dân trước nguy cơ sạt lở đất đai, nhà cửa đang diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

Hoàng Trí Dũng

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Kinh tế Việt Nam: Dấu hiệu hồi phục đã rõ nét (28/08/2009)

>   Xuất khẩu nông sản 8 tháng giảm (28/08/2009)

>   Sẽ xây dựng khu đô thị ngành than quy mô lớn (28/08/2009)

>   "Một số đại lý thép kêu khan hiếm hàng là vô lý" (28/08/2009)

>   Nghi Sơn nhập 40.000 tấn ximăng từ Nhật Bản (28/08/2009)

>   Thu hút đầu tư vào khu kinh tế Đồng Đăng (28/08/2009)

>   Mở đường bay quốc tế đến Thừa Thiên - Huế: Không dễ (28/08/2009)

>   Siết hàng đông lạnh nhập khẩu (28/08/2009)

>   Xuất khẩu 4 tháng cuối năm: Dệt may, thủy sản nhiều tiềm năng (28/08/2009)

>   Xuất khẩu da giày: Tăng trưởng 10% - 15% trong 2 năm tới (28/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật