Thứ Sáu, 28/08/2009 07:52

Mở đường bay quốc tế đến Thừa Thiên - Huế: Không dễ

Đã có 16 DN hàng không và 17 hãng lữ hành ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến du lịch và mở đường bay quốc tế đến Huế. Thế nhưng, tại Hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch và bàn giải pháp thu hút các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến tỉnh Thừa Thiên - Huế” đại diện nhiều DN cho rằng để có được đường bay quốc tế đến Huế không phải dễ.

Cái tên Sân bay quốc tế Phú Bài đã được công bố từ năm 2007, khi đón duy nhất một chuyến bay quốc tế, là máy bay chở Thị trưởng Paris, bay thẳng từ Paris sang Huế để tham gia phiên họp Đại hội đồng lần thứ 27, Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tại Huế.

Sân bay để... cho có

Cũng bắt đầu năm đó UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã liên tục kêu gọi đầu tư nâng cấp sân bay Phú Bài, thế nhưng cũng chỉ là những đầu tư nhỏ giọt nên hai năm ròng chẳng có chuyến bay quốc tế nào tới Huế, kể cả lễ hội Festival Huế 2008 với hàng vạn khách quốc tế tới Huế mà không có hãng hàng không nào “dám hạ cánh” cho khách đáp sân bay Phú Bài. Ông Nguyễn Hồng Hà – GĐ Vietnam Airlines khu vực miền Trung cho biết: Vietnam Airlines mỗi năm tăng bình quân 20% lượt khách, trong đó có 40% là khách quốc tế. Thế nhưng, khách quốc tế chủ yếu chọn xuống hai đầu đất nước là Hà Nội và TP HCM. Theo ông Hà lượng khách nước ngoài đến miền Trung phần lớn là “khách Tây”, họ có sở thích du lịch di chuyển chậm. Họ đáp xuống Đà Nẵng vì Đà Nẵng nằm trung tâm các khu du lịch lớn như Huế - Hội An – Mỹ Sơn. Từ Đà Nẵng các tour đưa họ đi Huế, hay Mỹ Sơn, Hội An chỉ trong ngày, tối lại về Đà Nẵng nghỉ ngơi.

Tại hội nghị các đại biểu quốc tế cho rằng: Nếu Huế muốn mở đường bay quốc tế, phải biết thu hút khách quốc tế, mà khách quốc tế đến miền Trung với hai lý do chính là hội họp và du lịch. Vậy việc đầu tiên Huế phải biết cách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đặc thù. Lợi thế tỉnh Thừa Thiên - Huế là có nhiều cảnh đẹp và những di tích cổ kính. Thế nhưng tòa khách sạn 5 sao Hoàng Đế - Huế chỉ phù hợp cho hội nghị quốc tế. Từ trước đến nay các hội nghị quốc tế diễn ra tại miền Trung người ta ít chọn Huế mà chọn Đà Nẵng. Khách du lịch quốc tế thích thâm nhập đời sống thường dân, như Hội An có làng rau Trà Quế để khách du lịch đến mặc áo bà ba VN cầm rổ đi hái rau với dân thì tại sao Huế có đầm phá Tam Giang lớn không mở những tour đi đánh lưới với ngư dân ?

Chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh

Ông Lưu Thanh Bình - Cục phó Cục Hàng không dân dụng VN cho biết: Hiện Chính phủ cũng đã có cơ chế, chính sách ưu tiên đặc biệt cho các đường bay đến Huế theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi như miễn thu trong năm đầu và 50% cho năm tiếp theo đối với các loại giá, phí... Theo đó, các hãng hàng không mở đường bay trực tiếp đến Huế và từ Huế đi nước thứ ba sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt theo chính sách mở cửa bầu trời của ngành hàng không VN. Sẽ rà soát lại và tiến tới bãi bỏ các quy định bất hợp lý về việc thu phí nhượng quyền khai thác đối với các hoạt động hàng không...

Ông Lương Hoài Nam - TGĐ Pacific Airlines đề xuất: “Việc áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn thu trong năm đầu và 50% cho năm tiếp theo đối với các loại giá, phí... là điều tốt, nhưng chưa đủ hấp dẫn vì đây không phải là chính sách mới (đã áp dụng ở Đà Nẵng nhưng thất bại). Theo tôi nên miễn hoàn toàn trong 5 năm”.

Về vấn đề nguồn khách ông Nam gợi ý: “Huế không còn cách nào khác là phải bỏ nhiều tiền và nhiều công sức hơn để quảng bá điểm đến ra nước ngoài, mà trọng tâm, ngoài thị trường truyền thống Châu Âu, là các nước trong phạm vi bán kính 5 h bay tính từ Thừa Thiên - Huế gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN”.

Một vấn đề nữa các đại biểu quốc tế tham gia hội nghị nêu lên là phí phục vụ mặt đất hiện quá cao, bình quân 1.000 USD cho một chuyến bay. Đề nghị nên đưa ra mức giá từ 200 - 300 USD/ chuyến cho máy bay vừa và 500 USD cho loại lớn. Đồng thời, nên tạo điều kiện để các hãng hàng không lựa chọn dịch vụ thay vì bán các dịch vụ bắt buộc như lâu nay.

Tâm Vũ

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Siết hàng đông lạnh nhập khẩu (28/08/2009)

>   Xuất khẩu 4 tháng cuối năm: Dệt may, thủy sản nhiều tiềm năng (28/08/2009)

>   Xuất khẩu da giày: Tăng trưởng 10% - 15% trong 2 năm tới (28/08/2009)

>   Các siêu thị tham gia xúc tiến bán hàng Việt Nam (28/08/2009)

>   Về đâu thép Việt? (27/08/2009)

>   Ðiều chỉnh tăng sản lượng khai thác than lên 43 triệu tấn (27/08/2009)

>   Tăng trưởng xuất khẩu 0% cũng... bất khả thi (27/08/2009)

>   Bàn giao tàu 22.500 tấn mang tên Lucky Star (27/08/2009)

>   Thị trường: Lời giải cho bài toán xuất khẩu? (27/08/2009)

>   Xây dựng mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 (27/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật