Thứ Bảy, 29/08/2009 16:30

Bán khống, tại sao CTCK “vượt rào”?

Một số CTCK lâu nay đã cho phép khách hàng thực hiện nghiệp vụ bán khống bằng cách cho họ vay chứng khoán để bán rồi mua trả lại công ty sau. Một dạng bán khống khác khá phổ biến là mua bán chứng khoán ngày T (được CTCK bảo đảm giao dịch). Dù với lý do gì chăng nữa, việc "lách luật" của một bộ phận CTCK và NĐT cũng tạo ra những tiền lệ nguy hiểm và rủi ro khó lường cho thị trường.

Không lâu sau khi mở tài khoản tại một CTCK, NĐT tên T. được công ty chào mời nghiệp vụ bán khống cổ phiếu. Chỉ cần ký quỹ 20%, NĐT được công ty cho vay một lượng cổ phiếu tùy theo nhu cầu để bán ra khi NĐT dự đoán giá cổ phiếu đó sẽ xuống thấp. Sau một số ngày nào đó do NĐT quyết định và có thỏa thuận với CTCK, NĐT phải mua vào đúng lượng chứng khoán đã vay để trả lại công ty.

Sao kê tài khoản của NĐT này luôn thể hiện lệnh bán thực hiện trước lệnh mua hàng chục ngày. Thực hiện dịch vụ này, nếu xu hướng thị trường thuận lợi, NĐT có thể thu lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro đi kèm cũng rất lớn. NĐT này cho biết, với số tiền ký quỹ chỉ vài trăm triệu đồng cho một lô chứng khoán giá trị vài tỷ đồng, NĐT có thể vay để bán khống hàng trăm nghìn cổ phiếu và lợi nhuận có thể gấp 5 lần so với mua - bán chứng khoán bằng số tiền “tươi” có trong tài khoản. Tuy nhiên, nếu ngược sóng, NĐT sẽ mất hết 20% số tiền đã ký quỹ. Bán khống là con dao hai lưỡi với NĐT, song với CTCK thực hiện nghiệp vụ này, rủi ro đã được họ tính toán trước. Theo nội dung trên sao kê của NĐT, để bán khống một lô 30.000 cổ phiếu S. trong vòng 20 ngày, ngoài phí giao dịch bán - mua cổ phiếu, NĐT còn phải trả cho CTCK khoản phí vay cổ phiếu là 27 triệu đồng.

Dịch vụ bán khống tuy vậy không phải NĐT nào cũng có thể thực hiện và CTCK nào cũng triển khai rộng rãi như trên. Phần lớn bán khống được áp dụng cho một số khách hàng VIP theo hình thức CTCK lấy tài khoản tự doanh của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cũng vì khách hàng VIP nên trong nhiều trường hợp CTCK cho khách hàng vay chứng khoán mà không cần hợp đồng ký tá, giao dịch dựa trên niềm tin là chính.

Một dạng biến thể của bán khống đang được thực hiện khá phổ biến trên các sàn giao dịch là NĐT mua bán ngày T có CTCK đứng ra đảm bảo. NĐT A. đặt và khớp lệnh mua một mã chứng khoán nào đó, NĐT B. dự đoán giá chứng khoán lên và muốn mua bằng được mã chứng khoán này nhưng do dư bán trên sàn bằng 0 nên khó thực hiện được mục tiêu. NĐT A. dự đoán, giá cổ phiếu sau một số phiên tăng giá nào đó sẽ giảm và muốn bán cổ phiếu ngay khi nó chưa về tài khoản. Hai bên thỏa thuận bán - mua lại lô cổ phiếu này với một mức giá cộng thêm nào đó. Giao dịch được CTCK làm chứng.

Bán khống không phải là khái niệm mới đối với giới đầu tư. Điều 71 Luật Chứng khoán quy định: CTCK thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Tuy nhiên, Luật cũng nêu rõ việc này phải thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Cho đến thời điểm này, Bộ Tài chính chưa có bất kỳ hướng dẫn nào về bán khống và như vậy, có nghĩa là bán khống chưa được áp dụng tại TTCK Việt Nam. Trong định hướng cho phép áp dụng các sản phẩm phái sinh đang được UBCK dự thảo các văn bản hướng dẫn, bán khống là nghiệp vụ không có trong danh mục chuẩn bị và cơ quan quản lý chưa hề có ý định sẽ hướng dẫn cho phép thực hiện nghiệp vụ này, nhất là trong bối cảnh bán khống bị hạn chế ngay cả tại các TTCK phát triển như Mỹ, châu Âu. Trong khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý và tổ chức thị trường cũng như năng lực của các CTCK, việc một bộ phận CTCK và NĐT thực hiện nghiệp vụ bán khống có thể gây ra rủi ro lớn cho thị trường. Thị trường xuất hiện nguồn cung giả tạo, méo mó cung cầu và hệ quả là không phản ánh đúng giá cả của chứng khoán. Hơn nữa, với thực tế tính đầu cơ cao trên thị trường, một khi bán khống phổ biến, giới đầu cơ đặc biệt "yêu thích" một loại cổ phiếu nhất định nào đó, lệnh đặt bán của họ sẽ ngập thị trường và giá cổ phiếu "mất phanh".

"Phá rào", một số CTCK thời gian qua đã bị UBCK phát hiện cho NĐT bán khống cổ phiếu. Tuy nhiên, mức phạt mỗi công ty cao nhất cũng chỉ 50 triệu đồng. Như đã nêu ở trên, CTCK chỉ cần thực hiện 2 giao dịch cho NĐT vay cổ phiếu là đã thừa tiền nộp phạt. Liệu mức phạt này có tác dụng răn đe các công ty hiện đang vi phạm? Mới đây, UBCK tiếp tục có công văn nhắc lại yêu cầu các CTCK không được phép cho NĐT bán khống, tuy nhiên nội dung công văn này có trở thành nghiêm lệnh hay không thì ít nhất việc thanh kiểm tra phải được tăng cường hơn nữa. Trong khi mức phạt được nhận xét chưa đủ sức răn đe, ít nhất việc công bố tên những CTCK vi phạm cũng giúp NĐT có thêm thông tin để quyết định nơi mình "gửi gắm niềm tin".

Anh Việt

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Nên mở rộng biên độ ngày chào sàn (29/08/2009)

>   Phát hành, niêm yết ở nước ngoài: Sắp có đường đi! (29/08/2009)

>   Chứng khoán Việt Nam có còn hấp dẫn? (29/08/2009)

>   DIG trả cổ tức đợt 1/2009 và lấy ý kiến phát hành cp thêm (29/08/2009)

>   Nhà đầu tư săn cổ phiếu sắp lên sàn (29/08/2009)

>   Niêm yết cổ phiếu tại TTCK Mỹ: Cần bao nhiêu tiền ? (29/08/2009)

>   Ngày 04/09, HOSE tiếp nhận thêm 23 triệu cổ phiếu HT1 (29/08/2009)

>   Vi phạm của công ty chứng khoán: “Nóng” cùng thị trường (29/08/2009)

>   Giai đoạn 1 dự án Splendora: Sẽ ra mắt thị trường BĐS Hà Nội vào năm 2012 (28/08/2009)

>   Cổ đông lớn PET và LGC giao dịch cp khối lượng lớn (28/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật