Thứ Sáu, 10/07/2009 09:53

Vì sao giao dịch trên UPCoM lại kém sôi động?

Sau 12 phiên giao dịch đầu tiên, điều mà nhiều người cảm nhận được về UPCoM là tính thanh khoản thấp, giao dịch đìu hiu.

Điều này dường như không đúng như hình dung ban đầu là một thị trường sôi động do tính thông thoáng và hấp dẫn về cơ chế giao dịch, góp phần thu hẹp thị trường tự do.

Vì sao giao dịch trên UPCoM lại kém sôi động như vậy? trả lời câu hỏi này, ông Trần Văn Dũng - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nói:

- Sự kém sôi động của UPCoM hiện nay có nhiều nguyên nhân: từ phía nhà đầu tư, công ty chứng khoán và từ chính cơ chế của UPCoM. Do thị trường UPCoM vẫn còn quá mới mẻ nên công chúng chưa quen.

Về phía các doanh nghiệp - đối tượng chính của UPCoM vẫn đang trong giai đoạn nghe ngóng, dò xét, trong đó có nhiều ngân hàng thương mại. Tôi cho rằng khi những vấn đề trên được tháo gỡ thì mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường UPCoM sẽ tăng lên.

Đặc trưng của thị trường UPCoM là giao dịch thỏa thuận, tuy nhiên sau một thời gian triển khai thì chính những thành viên thị trường đều tỏ ra khá thất vọng. Nhiều nhà đầu tư nói họ không thể mua được cổ phiếu trên UPCoM do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống họ. Đấy có phải là nguyên nhân chính khiến cho tính thanh khoản của UPCoM bị hạn chế không, thưa ông?

UPCoM là thị  trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức. Giao dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường (market maker) mà trung tâm là các công ty chứng khoán.

Với cách tổ chức như trên, UPCoM thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói. Nhà đầu tư khi có nhu cầu mua - bán xé lẻ có thể đề nghị ngay với công ty chứng khoán từ đầu về khối lượng và giá (không nhất thiết cứng nhắc ở một khối lượng và giá).

Tuy nhiên phải thừa nhận giao dịch theo phương thức thỏa thuận cũng có nhược điểm là chậm hơn so với khớp lệnh liên tục.

Để tăng tính thanh khoản cho thị trường, các thành viên thị trường cũng kiến nghị nên áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh. Kiến nghị này liệu có khả thi?

Khi xây dựng, UPCoM là một thị trường mới, khác cả về  tiêu chuẩn lên sàn và phương thức giao dịch so với thị trường niêm yết. Với phương thức giao dịch đặc trưng và cũng là duy nhất của thị trường UPCoM là thoả thuận, do đó hoạt động giao dịch sẽ chủ yếu được thực hiện tại các công ty chứng khoán.

Kết quả giao dịch sẽ được báo cáo về HNX để xác nhận và thanh toán qua Trung tâm Lưu ký. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch tại công ty chứng khoán vào bất kỳ thời gian nào, theo quy định của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán nhập kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch của HNX từ 10h đến 15h hàng ngày để thực hiện thanh toán.

Như vậy, 1 ngày UPCoM chỉ mở có 3 tiếng, thời gian còn lại là của công ty chứng khoán.

Nếu áp dụng song song hai phương thức: thỏa thuận và khớp lệnh liên tục thì chắc chắn trong thời gian ngắn, thị trường sẽ chuyển sang giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục, mà quên đi phương thức thỏa thuận và vô hình chung phương thức đặc trưng này của UPCoM và vai trò của maket maker bị đào thải.

Tất nhiên, việc áp dụng thêm phương thức khớp lệnh có thể xử lý được vấn đề thanh khoản của thị trường ngay lập tức, nhưng sẽ không tạo cơ hội cho phương thức mới thể hiện.

Những kiến nghị của các thành viên thị trường chúng tôi ghi nhận và sẽ nghiên cứu xem xét sửa đổi. Nhưng sau 3 tháng nữa, khi tổng kết về UPCoM, chúng tôi sẽ có những kiến nghị cụ thể. Những gì chưa phù hợp chắc chắn sẽ được sửa đổi.

Theo quan sát, hiện có khá nhiều công ty chứng khoán chưa đầu tư đúng mức cho giao dịch UPCoM. Với phương thức giao dịch linh họat, được trao vai trò dẫn dắt thị trường, nhưng tại sao công ty chứng khoán không mặn mà?

Bản chất của thị trường UPCoM là nhằm nâng cao vai trò của các công ty chứng khoán như những nhà tạo lập thị trường, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, minh bạch các thông tin về giao dịch và thông tin doanh nghiệp.

Theo tôi, các công ty chứng khoán chưa  hiểu hết ý đồ của nhà tổ chức và vì vậy chưa thấy hết được vai trò quan trọng của họ đối với thị trường. Với phương thức giao dịch như tôi đã nói ở trên, thị trường UPCoM tạo ra sự linh họat và sân chơi rất lớn cho các công ty chứng khoán.

UPCoM là một thị trường được tổ chức trên nguyên tắc OTC có tổ chức. Giao dịch OTC, nếu theo chuẩn hịên đại bây giờ là qua mạng nhưng vai trò chính là market maker (nhà tạo lập thị trường) nhưng tại Việt Nam các công ty chứng khoán chưa thực sự sẵn sàng làm market maker.

Bằng chứng là hiện nay, chưa có công ty chứng khoán nào báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán về việc đủ điều kiện làm market maker cho một số lọai cổ phiếu.

Từ thực tế đó, chúng tôi nghĩ rằng việc tổ chức thị trường phải linh hoạt và vẫn lấy công ty chứng khoán làm trọng tâm cho UPCoM.

Đó cũng là lý do tại sao trước khi vận hành thị trường UPCoM, HNX đã quyết liệt xin bằng được việc cho phép công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh được cùng mua cùng bán một loại chứng khoán trong phiên, còn các kiến nghị khác như: mở nhiều tài khoản, giao dịch buổi chiều, nhà đầu tư được mua bán cùng phiên, giao dịch ký quỹ... thì có thể trì hoãn.

Như vậy, hệ thống giao dịch của UPCoM tương đối linh hoạt nhưng vấn đề là cách hiểu và vận dụng chưa đúng.

Tất nhiên, về độ nhanh thì hệ thống mới này còn hạn chế, nhưng trên hệ thống này thì vai trò của công ty chứng khoán rất lớn và họ được thực hiện với 3 vai: với tư cách là market maker (liên tục đưa ra lệnh mua và bán tại một thời điểm), với tư cách là nhà đầu tư (cùng mua cùng bán 1 loại chứng khoán), hoặc tư cách chỉ là nhà môi giới (kết hợp các giao dịch).

Tôi tin rằng qua một thời gian vận hành các công ty chứng khoán sẽ nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu khi muốn trở thành một nhà tạo lập thị trường và sẽ có những bước chuẩn bị thích hợp.

Khi UPCoM chưa thể bao quát hết được các công ty đại chúng thì có ý kiến cho rằng cần có thêm một thị trường thứ 4. Ông nghĩ điều này có cần thiết không?

Hiện nay có một thực tế là quy định đăng ký, lưu ký tập trung được quy định bởi Luật Chứng khoán, còn việc tham gia UPCoM thì Luật không bắt buộc.

Có những doanh nghiệp nói rằng, nếu họ không vào UPCoM thì phải có cơ chế chuyển nhượng cho họ. Tất nhiên, để có được cơ chế đó, nếu xây mới thì phải mất ít nhất 3 năm nữa, nhưng với hệ thống của HNX thì có thể chỉ mất 6 tháng.

Nhưng theo tôi, ý tưởng tốt hơn là nên sửa câu chuyện của UPCoM chứ không phải là câu chuyện thị trường thứ 4. Bởi vì, UPCoM hiện nay được xây dựng đảm bảo đựơc 3 yếu tố căn bản: bảo lãnh về thông tin, bảo lãnh về thanh toán và bảo lãnh về chuyển nhượng.

Theo ông, những điều cần sửa đó là gì?

Điểm có thể sửa được và hứa hẹn mang lại sự hấp dẫn hơn cho UPCoM là: cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được cùng mua cùng bán chứng khoán trong phiên, được phép thực hiện giao dịch ký quỹ (margin).

Lan Hương

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Những lưu ý khi giao dịch trên thị trường tự do (10/07/2009)

>   Vinatrans-Ha Noi: Thông báo bán cổ phiếu quỹ (10/07/2009)

>   Cadivi chào bán hơn 2.4 triệu cổ phiếu (10/07/2009)

>   UPCoM bật xanh (09/07/2009)

>   Mời chào đăng ký làm đại lý đấu giá của CTCP Xây lắp và Xáng Trà Vinh (09/07/2009)

>   Vosa Corporation công bố BCTC hợp nhất 2008 (09/07/2009)

>   Sàn UPCoM có “hàng” mới (09/07/2009)

>   Chỉ cần làm tốt một thị trường là đủ (09/07/2009)

>   Giao dịch cổ phiếu sau IPO: Cần bám sát danh sách cổ đông (09/07/2009)

>   Quản trị nhà đầu tư: DN còn lơ là (09/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật