Thứ Năm, 23/07/2009 10:45

“Trái đắng” lợi nhuận đột biến

Ngay sau thông tin về khả năng CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS) có thể thu lời hơn 100 tỷ đồng từ bán khu đất, một số NĐT chia sẻ rằng: thông tin tốt, nhưng thực tế có tốt không thì phải từ từ… Bởi lẽ, nhiều NĐT đã không ít lần… chết hụt vì những thông tin kiểu như vậy do khoảng cách giữa kế hoạch và thực tiễn thực hiện kế hoạch tại DN đôi khi quá lớn.

Rủi ro từ kỳ vọng lợi nhuận đột biến

Không quá khó khăn để tìm những ví dụ sinh động và… đau thương về thất bại của NĐT đã trót nghe theo kế hoạch của DN và chấp nhận mua cổ phiếu ở mức giá cao.

Một NĐT cho biết, anh rất sợ những kế hoạch bán bất động sản của DN. Bản thân anh đã từng được xem hợp đồng giao dịch của một DN họ Sông Đà với đối tác về việc bán toà nhà văn phòng - nhà ở với mức lợi nhuận dự kiến khổng lồ. Chưa kể, đây lại là DN “hot” với các chỉ tiêu tài chính đẹp! Vậy là NĐT chấp nhận mua cổ phiếu của DN này vào lúc giá cao, trong xu hướng thị trường giảm. Và thực tế, dù đã có hợp đồng giao dịch nhưng thời gian thực hiện thì… 2 năm sau vẫn chưa thấy gì. Do đó, rủi ro lớn nhất của NĐT khi mua theo thông tin về khả năng lợi nhuận đột biến chính là khi nào những kế hoạch bán tài sản trở thành hiện thực.

Lãnh đạo một DN niêm yết ngành kinh doanh bất động sản rất… thoải mái khi trả lời chất vấn của cổ đông về việc tại sao nói sẽ kết chuyển lợi nhuận đột biến mà cuối năm lại không thấy gì là: “Do vướng mắc một số thứ, nên chưa thể kết chuyển lợi nhuận được”.

Một điểm nữa khiến nhiều NĐT tổ chức cũng e ngại DN có lợi nhuận đột biến từ bán tài sản chính là khả năng bền vững tài chính. Trong số DN niêm yết, một số DN sau khi thu lợi nhuận đột biến từ bán tài sản đã thực hiện chia cổ tức bằng tiền hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì tái đầu tư. Việc này, tất nhiên tạo sự hấp dẫn trong ngắn hạn, nhất là khi NĐT mới chỉ nhìn thấy chỉ số P/E trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, những DN này có thể không còn hấp dẫn.

Giám đốc đầu tư một CTCK cho rằng, bản thân anh rất ngại đầu tư dài hạn vào những DN như vậy, bởi một phần (chứ không phải tất cả) giá cổ phiếu đã phản ánh tài sản của DN, việc bán tài sản đôi khi chỉ đơn thuần là chuyển tài sản từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với định giá lại tài sản. Một e ngại khác khiến NĐT theo trường phái phân tích cơ bản không muốn mua cổ phiếu loại này là việc DN vội vàng chia cổ tức, đặc biệt là chia cổ tức bằng cổ phiếu làm pha loãng EPS trong khi những năm tiếp theo, khả năng đạt được lợi nhuận đột biến là thấp. Chính vì vậy, nếu không thoát ra, NĐT có thể chịu “trái đắng” vì đã chấp nhận mua cổ phiếu giá cao. Điển hình gần đây, cổ phiếu TS4 tăng thẳng lên mức 32.000 đồng/CP sau khi có thông tin DN có thể lãi lớn do bán khu Orient Department. Tuy nhiên, NĐT mua mức giá này (nếu chưa kịp cắt lỗ) chắc đang nóng lòng vì không hiểu khi nào lợi nhuận của DN mới tương xứng với mức giá 32.000 đồng/CP, nhất là khi thị trường diễn biến không tích cực.

Kinh nghiệm từ một chuyên gia

Lợi nhuận cao là điều ai cũng mong chờ, nhưng nếu DN tìm cách cắt đi một phần cơ thể để hy vọng kiếm tiền lớn thì có thể là thảm họa, chứ không phải lợi ích. Ngoài ra, do thị trường Việt Nam vẫn có tính dao động mạnh nên điều cần thiết là cần thời gian xác định về kế hoạch kết chuyển lợi nhuận. Hiện nay, chưa có chế tài ràng buộc các phát ngôn của lãnh đạo DN về dự trù lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh nên thực tế, NĐT vẫn phải chịu cảnh vừa mò… vừa liều.

Lãnh đạo một công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cho biết, NĐT không nên chấp nhận giá cao theo kiểu P/E cuối năm vẫn thấp hơn thị trường, mà cần có cái nhìn dài hạn. Nếu DN bán tài sản để tái cơ cấu đầu tư sang danh mục khác hiệu quả hơn, với kỳ vọng tăng doanh thu, lợi nhuận trong những năm tiếp theo thì sẽ là điều đáng xem xét.

Một điều rất ít DN làm được trong thời gian vừa qua là giải thích lý do của việc bán tài sản, nguồn gốc của khoản lợi nhuận bất thường khổng lồ. DN bán tài sản vì lý do hết thời hạn sử dụng, cần thanh lý để đầu tư mới hoặc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính sẽ khác hoàn toàn một DN bán tài sản để cơ cấu lợi nhuận.

Tuy nhiên, nếu DN không có yếu tố cơ bản tốt, hoạt động kinh doanh chính trì trệ thì dù có lợi nhuận đột biến cũng nên đứng xa và quan sát, thay vì… hành động. Nếu DN lựa chọn chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn đột biến thì cách đầu tư bền vững nhất là cố gắng xây dựng mức giá hợp lý cộng thêm một khoản… đúng bằng tiền cổ tức sẽ chia. Mặc dù vậy, theo ghi nhận từ phía NĐT, điều họ cần chính là thông tin chi tiết, thấu đáo liên quan đến các dự án của DN, để có thể phân tích tình hình tài chính, kinh doanh của DN, tránh việc chạy theo lợi nhuận ngắn hạn.

Bùi Sưởng

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Lợi nhuận quý 2 của Hacinco giảm một nửa so quý 1 (23/07/2009)

>   Savico lợi nhuận 6 tháng đạt 55.7 tỷ đồng (23/07/2009)

>   Tín dụng chặt, chứng khoán ra sao? (23/07/2009)

>   Lật tẩy kỹ thuật làm giá cổ phiếu: Đẩy giá và xả hàng (23/07/2009)

>   Nơi thị trường sẽ đi về (23/07/2009)

>   Báo cáo tài chính quý II: Nhiều DN lại… lỗi hẹn (23/07/2009)

>   GMC: Lợi nhuận sau thuế quý 2 bằng 49.33% quý 1 (23/07/2009)

>   6 tháng, Haxaco lãi 5.25 tỷ đồng (24/07/2009)

>   Hamico phát hành riêng lẻ 1 triệu trái phiếu doanh nghiệp (22/07/2009)

>   SD8: Người có liên quan đến TV.BKS đã bán 1,000 cổ phiếu (22/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật