Chủ Nhật, 19/07/2009 09:25

Thị trường nội địa, công nghệ mới - hai điểm tựa vượt lên

Trong bối cảnh suy thoái, nhiều  doanh nghiệp (DN) đã đóng cửa do thua lỗ hoặc do không còn năng. Tuy nhiên vẫn có không ít DN tận dụng được thời cơ,  tiếp tục phát triển. Tại VNR 500 SUMIT 2009, các DN và chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

Ông Lê Phước Vũ, TGĐ Tập đoàn Hoa Sen: Đừng bao giờ quên thị trường nội địa

Năm 2008 là một năm rất nhiều biến động, nhiều DN Việt Nam phải đối mặt với nhiều tình huống ngặt nghèo, đôi lúc trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Hoa Sen cũng như các doanh nghiệp khác, năm 2008 HĐQT phải xác định rằng bằng mọi giá phải tồn tại. Tập đoàn phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng và vận dụng mọi cách, tìm mọi biện pháp để chống đỡ. Thời điểm đó lượng tồn kho của Hoa Sen tới 50.000 tấn hàng các loại, nếu tính theo tốc độ giảm giá thì lỗ trên 500 tỷ, nhưng nhờ nhanh chóng giải phóng nên chỉ lỗ hơn trăm tỷ.

Có thể nói quyết định xử lý hàng tồn kho là sáng suốt.  Nhờ đó tập đoàn đã nhanh chóng hoàn lỗ và 6 tháng đầu năm nay đã đạt lợi nhuận hơn 122 tỷ đồng. Tuy nhiên, cái đáng lưu ý ở đây là DN Việt Nam đừng bao giờ quên thị trường nội địa. Thị trường này là cái gốc, cái ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tập đoàn Hoa Sen sở hữu gần một trăm chi nhánh khắp cả nước, thị trường nội địa đã chiếm trên 80% sản lượng, nên trong một thời gian rất ngắn đã đưa lượng hàng tồn kho ra và bán nhất nhanh.

Ông Thái Tuấn Chí, Công ty Dệt may Thái Tuấn: Chớp lấy cơ hội để đầu tư thiết bị hiện đại

Sau mỗi lần khủng hoảng, các nước thường tái cấu trúc nền kinh tế. Thái Tuấn cũng lợi dụng cơ hội này để tái cấu trúc lại công ty. Công ty đã nhập trang thiết bị hiện đại để tăng tính cạnh tranh. Thuận lợi lớn là có chính sách kích cầu của Chính phủ, lại thêm do suy thoái nên giá hàng hóa rẻ, mua dây chuyền công nghệ hiện đại vẫn tiết kiệm được khá lớn chi phí so với điều kiện bình thường.

Trong nước, công ty xây dựng chiến lược hệ thống phân phối bằng cách trực tiếp tục mở rộng thị trường, thêm điểm phân phối. Thời điểm suy thoái DN không tập trung cao độ vào sản xuất, nên có cơ hội đi tìm kiếm, khảo sát mở rộng thị trường. Trong việc khai thác thị trường, Thái Tuấn vẫn chú trọng cân bằng giữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian này, công ty cũng đã đào tạo một nguồn nhân lực trẻ, kế thừa để đảm bảo trong thời gian sắp tới khi kinh tế phục hồi, đây sẽ là lực lượng chủ chốt trong công cuộc phát triển DN.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Tái cơ cấu, không phải là thay đổi tràn lan

Bản chất của cuộc khủng hoảng vừa qua là từ lĩnh vực tài chính. Vậy nên, khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam ở một số lĩnh vực chứ không phải tất cả. Lĩnh vực bị ảnh hưởng chủ yếu là những nguồn kỳ vọng từ bên ngoài, như FDI, xuất khẩu, nguyên liệu nhập.

Còn rất nhiều lĩnh vực khác bị tác động ít hơn, chẳng hạn những mặt hàng thuộc về nhu cầu thiết yếu. Dù có khủng hoảng thì con người vẫn phải sử dụng những mặt hàng này. Chỉ có điều trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, DN Việt Nam cần phải nâng tầm mình lên để tăng tính cạnh tranh, mà thể hiện là ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Một điểm đáng chú ý là không nên chạy theo giá trị ảo. Những DN nhảy sang nhiều lĩnh vực vốn không phải sở trường của mình, đa số đều thất bại vì thiếu chuyên nghiệp. Đó không phải là tái cơ cấu hay chuyển hướng. Còn DN nào theo đuổi giá trị thực, chú trọng năng lực lõi, thì vẫn có thể chống chèo qua được giai đoạn khó khăn vừa rồi, thậm chí vẫn phát triển được sản xuất kinh doanh, vẫn mở rộng được thị trường.

Thái Phương - Đặng Vỹ

VIETNAMNET

Các tin tức khác

>   Thiếu USD, doanh nghiệp phôi thép cầu cứu Chính phủ (17/07/2009)

>   Doanh nghiệp Thái Lan quan tâm tới thị trường VN (20/07/2009)

>   Bắc Ninh thu hồi 46 dự án trong khu công nghiệp (20/07/2009)

>   Lối đi nào cho ngành rau quả? (20/07/2009)

>   Xuất khẩu chè Việt Nam: Cơ hội trong khó khăn (20/07/2009)

>   Kích cầu du lịch: Nhiều tour bị... rỗng ruột (20/07/2009)

>   Dệt may lạc quan (20/07/2009)

>   “Miễn bình luận” (20/07/2009)

>   Doanh nghiệp xuất khẩu để mắt "láng giềng gần" (19/07/2009)

>   Tái định cư: Chưa thể yên tâm (19/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật