Thứ Năm, 30/07/2009 13:50

Thâm hụt ngân sách gia tăng đang thách thức các nước thành viên mới của EU

Các nước thành viên mới của Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với triển vọng ngân sách ngày càng xấu đi.

Rumani nói sẽ yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức trần thâm hụt ngân sách của nước này; Bungari cam kết cắt giảm chi tiêu; trong khi các cuộc đàm phán của Látvia với IMF nhằm đảm bảo thêm các khoản vay tài chính đã rơi vào bế tắc, còn Thủ tướng CH Séc cảnh báo chính phủ có thể buộc phải đưa ra kế hoạch nâng mức thâm hụt ngân sách cho năm tới.

Ngân sách khả quan trước khủng hoảng của các nền kinh tế đang nổi ở châu Âu hiện đang ngày càng lâm vào tình trạng thâm hụt tồi tệ, khiến sự chênh lệch với các nước Tây Âu phát triển ngày càng rộng và đẩy lùi các nhà đầu tư ra xa hơn.

Để đối phó với đà suy giảm tồi tệ hơn dự tính, vốn tác động tiêu cực đến thu ngân sách của chính phủ, Rumani muốn đề nghị nâng mức mục tiêu thâm hụt ngân sách 4,5% GDP đã cam kết với IMF lên 5-5,5% GDP. Trước đó, Hungari và Látvia cũng đã đưa ra đề nghị tương tự với IMF sau khi kinh tế hai nước này suy giảm tồi tệ hơn dự đoán, làm giảm thu ngân sách chính phủ và tăng chi phí xã hội do thất nghiệp cao hơn.

Các nước Trung Âu đã đối mặt với thâm thủng ngân sách ngay cả trong những năm đạt tăng trưởng kinh tế vừa qua. Suy thoái và triển vọng tăng trưởng yếu ớt hơn có thể sẽ buộc các chính phủ phải giải quyết những vấn đề cơ cấu.

Ba Lan và CH Séc đều không muốn huỷ hoại tăng trưởng và đang ngần ngại trước các giải pháp kích thích kinh tế của những quốc gia được IMF giải cứu. Cho tới nay, hai nước này vẫn chưa cắt giảm chi tiêu một cách mạnh mẽ hoặc tăng thuế, những vẫn đang cố gắng đi vay. Nhà phân tích Neil Shearing dự đoán thâm hụt ngân sách của Ba Lan sẽ ở mức 8% GDP trong năm nay và năm tới, với nợ sẽ là 55% GDP. Cũng giống như các nước láng giềng, Ba Lan đang đối mặt với triển vọng kinh tế rất ảm đạm.

Thủ tướng Séc Jan Fischer mới đây cho biết mục tiêu thâm hụt ngân sách 170 tỷ cuaron năm 2010 của nước này đang đối mặt với các nguy cơ khó thực hiện được ngày càng lớn hơn, do kinh tế được dự báo sẽ xấu đi. Trong khi đó, triển vọng ngân sách của Xlôvakia có vẻ khả quan hơn, với thâm hụt ngân sách được dự đoán sẽ giảm từ 5% năm nay xuống còn 4,8% vào năm 2010.

Điều đáng chú ý là trong khi nhiều nước Tây Âu phát triển đang đối phó với đà suy giảm kinh tế bằng các gói kích thích, hoặc ít nhất khắc phục tình trạng giảm doanh thu từ thuế bằng cách đi vay mượn thêm, thì sự lựa chọn của các nước thành viên EU ở Đông Âu lại rất hạn chế. Và đây cũng là một thách thwsc không nhỏ cho các nền kinh tế đang phát triển này.

Nguyễn Trường (Theo Reuters)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Bê bối trong xếp hạng tín nhiệm: Hệ quả thị trường độc quyền nhóm (30/07/2009)

>   Chứng khoán Châu Á đảo chiều thành công (30/07/2009)

>   Sản lượng công nghiệp Nhật tăng tháng thứ 4 liên tiếp (30/07/2009)

>   Jetstar khai trương dịch vụ bay giá rẻ (30/07/2009)

>   Honda bất ngờ báo lãi (30/07/2009)

>   Hợp tác với Yahoo: Microsoft "được" nhiều hơn? (30/07/2009)

>   Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ tương đối dễ thở (30/07/2009)

>   New Zealand giữ nguyên lãi suất cơ bản tháng thứ 2 liên tiếp (30/07/2009)

>   Lộ diện tâm lý phân cực tại các TTCK trên Thế giới (30/07/2009)

>   Roll-Royce mở thêm 4 nhà máy mới ở Anh (30/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật