Shanghai Composite vượt mốc 3,000 điểm
(Vietstock) – Các khảo sát tại Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều gửi đi cùng một thông điệp rằng kinh tế cần một khoảng thời gian khá dài để có thể phục hồi hoàn toàn. Các thị trường chứng khoán Châu Á cũng tỏ ra khá lung túng trước các số liệu này nền đóng cửa phiên ngày Thứ Tư với kết quả không đồng nhât. Giá dầu dao động trên mốc 70 USD/thùng.
Nikkei |
Hang Seng |
Straits Times |
|
|
|
|
|
Nguồn: YahooFinance |
Kết quả khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho thấy tâm lý giới doanh nghiệp trong nước có phần cải thiện nhẹ so với trước. Tuy nhiên mức cải thiện này thấp hơn mong đợi, đồng thời bộc lộ kế hoạch cắt giảm hoạt động đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố này đều nhấn mạnh những thách thức mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải đối mặt trong quá thình tìm cách thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Theo đó, tâm lý bi quan của các giám đốc điều hành chỉ gia giảm chút ít so với cách đây 3 tháng. Chỉ số tâm lý mà BOJ công bố tăng từ -58 điểm lên -48 điểm. Con số này được tính bằng cách lấy tỷ lệ các công ty nhận xét điều kiện kinh doanh tốt trừ đi tỷ lệ các công ty nhận xét điều ngược lại.
Kết quả từ 2 cuộc khảo sát tại Trung Quốc cũng phản ánh sự tăng nhẹ trong hoạt động sản xuất vào Tháng Sáu. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đang dần dứng dậy từ đống đổ nát của ngành thương mại toàn cầu, thậm chí khi số việc làm mới tại nước này cũng không có nhiều.
Theo ông Lucinda Chan, Giám đốc của Công ty Macquarie Private Wealth ở Sydney cho biết: “Thị trường sẽ tạm rút lui trong một thời gian. Và diễn biến này sẽ phụ thuộc vào các số liệu được công bố trong vài ngày tới tại Mỹ.”
Giới đầu tư cũng sẽ dõi theo các dự đoán và kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 sắp bắt đầu.
Nhà đầu tư còn thấy phấn khởi khi Công ty Môi giới CLSA Hồng Kông Asia-Pacific Markets công bố chỉ số quản lý sức mua (PMI) đã tăng từ mức 51.2 điểm lên 51.8 điểm trong tháng này. Mức trên 50 cho thấy sự tăng tưởng trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra, Hiệp hội Hậu cần và Mua bán Trung Quốc (CFLP) cho biết PMI nhích nhẹ từ mức 53.1 điểm lên 53.2 điểm trong Tháng 6.
Sau khi tăng tới 1% vào đầu ngày giao dịch, chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản quay đầu giảm điểm và kết thúc phiên mất 18.51 điểm (0.2%), xuống 9,939.93 điểm. Chỉ số S&P/ASX của Úc trượt dài 2.1%, xuống 3,874 điểm. Thị trường Hồng Kông đóng cửa nhân ngày lễ.
Trong số các thị trường tăng điểm, chỉ số Kospi của Hàn Quốc nhận thêm 1.6%, lên mức 1,411.66 điểm. Còn tại Đài Loan, một ngày sau khi Chính phủ quốc đảo này thông báo đã mở cửa chào đón nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vào một số hoạt động quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, chỉ số Taiex của tăng mạnh 2.3%, đóng cửa tại 6,578.97 điểm.
Tại Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ ngày 12/06/2008 chỉ số Shanghai Composite đã xuất sắc vượt mốc 3,000 điểm khi tiến thêm 1.7%, lên 3,008.15 điểm.
Trong phiên giao dịch buổi sáng tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tạm tăng 1.4%, lên 4,309.37 điểm. Chỉ số DAX của Đức tạm nhận thêm 1.6%, lên 4,885.64 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tạm tiến 1.8%, leo lên mức 3,196.36 điểm.
Thị trường tương lai Mỹ tăng điểm, Chỉ số Dow Jones tương lai tạm tăng 45 điểm (0.5%), lên 8,439 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai tạm nhận 6 điểm (0.7%), lên 921.50 điểm.
Giá dầu quay trở lại trên mốc 71 USD/thùng nhờ hy vọng lượng cầu dầu sẽ gia tăng xuất phát từ sự sụt giảm trong lượng tồn kho tại Mỹ. Trên sàn Nymex, hợp đồng dầu giao Tháng 8 tạm tăng thêm 1.21 USD/thùng, lên 71.09 USD/thùng.
Đồng USD tăng từ 96.34 JPY/USD, lên 96.78 JPY/USD. Đồng EUR cũng leo lên mốc 1.4065 USD/EUR.
Phạm Thị Phước (Theo YahooFinance, AP)
|