Thứ Năm, 09/07/2009 10:45

Kỳ vọng cổ phiếu xi măng Hoàng Mai

Ngày 9/7/2009, 72 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu, tương đương 720 tỷ đồng của Cty cổ phần xi măng Hoàng Mai chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã HOM. Theo nhiều nhà phân tích chứng khoán với nhiều thế mạnh cụ thể, HOM là mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng và sẽ sớm bứt phá.

Với số vốn đầu tư hơn 238 triệu USD, sau hơn 6 năm đi vào sản xuất kinh doanh, HOM không ngừng phát triển, sản xuất ổn định và tăng trưởng liên tục, tạo được uy tín cao trên thị trường với một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, rộng khắp cả nước, cung ứng sản phẩm chất lượng cao cho hàng loạt công trình trọng điểm. (Là đơn vị đầu tiên của TCty Xi măng VN tại phía Bắc áp dụng bán hàng thông qua nhà phân phối chính, được xem như hình thức kinh doanh hiện đại phù hợp với xu thế).

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường

Đây được xem là một trong những thế mạnh quan trọng của HOM, nhờ vào một bộ máy có năng lực điều hành tốt, gọn nhẹ. Thế mạnh này đã giúp HOM có được mức doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong suốt thời gian qua, kể cả trong giai đoạn khó khăn của đầu năm 2009 (6 tháng đầu năm 2009, doanh thu của HOM tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, tiêu thụ đạt hơn 700.000 tấn, lợi nhuận 80 tỷ đồng, tăng hơn 36 tỷ đồng so với kế hoạch ngân sách và tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm 2008, đạt 95% lợi nhuận cả năm, đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).

Chiến lược phát triển thị trường của HOM xây dựng bắt đầu dựa trên thế mạnh của địa phương, khu vực từ đó vươn ra cả nước, xuất khẩu. Nhìn vào quá trình xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong thời gian qua, có thể thấy, HOM đã tận dụng triệt để lợi thế khu vực khi Nghệ An – nơi HOM đặt nhà máy sản xuất có nhu cầu tiêu thụ xi măng cao, với hơn 1 triệu tấn/ năm, trong đó, sản phẩm của HOM chiếm hơn 70% thị phần và có độ phủ trên 90%. Tiếp theo  là các khu vực khác như miền Trung, Tây Nguyên... Điều đáng nói là sản phẩm của HOM hiện đã xuất khẩu đi nhiều nước. Việc xi măng Hoàng Mai tìm kiếm được thị trường xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu xi măng của VN còn hạn chế, nhập khẩu còn nhiều đã phần nào cho thấy chất lượng sản phẩm, tầm nhìn chiến lược cũng như triển vọng phát triển của Cty.

Lợi thế so sánh

Bên cạnh việc xây dựng một chiến lược phát triển thị trường hiệu quả, những kết quả kinh doanh khả quan của Cty còn nhờ vào yếu tố giảm chi phí sản xuất bằng nhiều biện pháp cụ thể như tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT, vận hành hợp lý, tinh giản bộ máy quản lý giảm chi phí, tăng năng suất, huy động tối đa công suất của thiết bị góp phần hạ giá thành sản phẩm, nhưng lại tăng lợi nhuận. Kèm  theo là việc chủ động trả nợ trước hạn các khoản vốn vay, nhất là ngoại tệ, chi phí tài chính và các khoản chi khác.

Một vấn đề quan trọng, theo các nhà phân tích, việc so sánh HOM với các DN cùng ngành cho thấy, Hoàng Mai có lợi thế giá vốn hàng  bán thấp nhất (Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu của Hoàng Mai đạt 69,95% so với mức 82,09% bình quân ngành). Lợi thế này giúp Hoàng Mai có triển vọng thu mức lợi nhuận cao. Mặt khác, nguồn vốn vay của Hoàng Mai cũng thấp hơn so với các DN cùng quy mô nhờ vào việc phân bổ hết chi phí đầu tư của dự án vào chi phí kinh doanh trong ba năm đầu hoạt động trước khi trở thành Cty cổ phần. Lợi thế khác là việc Hoàng Mai đã chủ động thanh toán nợ trước hạn, giúp giảm bớt sức ép về chi phí tài chính và những rủi ro liên quan đến tỷ giá. Nhờ vậy, tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn của HOM luôn ở mức thấp hơn nhiều so với các DN cùng ngành, trong khi hiệu quả sử dụng nguồn vốn ở mức cao.

Một thế mạnh của Hoàng Mai là việc chủ động được nguồn nguyên liệu chính như đá vôi, đất sét với trữ lượng lớn, chất lượng cao, chi phí khai thác thấp, sản xuất được clinker chất lượng cao. Với các nguyên liệu cần có sự cung ứng từ bên ngoài, ngoài thiết bị, hệ thống công nghệ hiện đại, Hoàng Mai luôn chú trọng xây dựng được kênh cung ứng nguyên liệu, tạo mối quan hệ bạn hàng lâu năm, đảm bảo tốt, ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Một so sánh khác cũng giúp các nhà đầu tư kỳ vọng vào cổ phiếu HOM là lợi thế về cung cầu. Hiện tại, với 87,84% cổ phiếu của HOM do các tổ chức trong nước nắm giữ. Điều này sẽ giúp Hoàng Mai nâng cao vị thế nhờ vào  mục đích đầu tư dài hạn của các tổ chức...

Với những lợi thế của mình, việc các nhà phân tích, nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu HOM là điều hợp lý.

Trong lĩnh vực sản xuất xi măng, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu thuần. Việc HOM có giá vốn hàng bán thấp nhất trong ngành cho thấy Cty có triển vọng thu được mức lợi nhuận cao nhất so với các DN cùng lĩnh vực.

Với triển vọng ngành xi măng trong 6 tháng cuối năm, HOM hy vọng thu được khoảng 150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay. Trong đó, EPS dự kiến sẽ đạt 1.823 VND/ CP.

Nguyên Bảo

Diễn đàn Doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   CMC: Báo cáo thường niên 2008 (21/04/2009)

>   CJC: Báo cáo tài chính chi tiết kiểm toán năm 2008 (17/04/2009)

>   Tháng 7: Điểm số nào cho VN-Index? (09/07/2009)

>   KDC: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến cổ đông nội bộ (09/07/2009)

>   Hình sự hóa vi phạm chứng khoán: Rất khó kết tội (09/07/2009)

>   CIC: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (18/05/2009)

>   Tháng 7 nhà đầu tư tổ chức sẽ “đánh lên” (09/07/2009)

>   Dòng tiền có nguy cơ đảo ngược (09/07/2009)

>   CCM: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (24/04/2009)

>   BVS: Báo cáo tài chính tóm tắt quý I năm 2009 (27/04/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật