Thứ Tư, 29/07/2009 09:50

Dự luật quản lý thị trường tương lai tại Mỹ: Giờ G đã điểm

(Vietstock) - Sau những biến động bất thường gây thiệt hại cho cả giới đầu tư lẫn nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua, Ủy ban Quản lý Giao dịch trên thị trường tương lai Mỹ (CFTC) đã cân nhắc việc áp dụng cơ chế quản lý mới. Trong đó đáng chú ý nhất là việc hạn chế số lượng hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư có quyền sở hữu. Tuy vậy, không phải không tồn tại những khó khăn đang cản trở nỗ lực của CFTC.

Trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, các hợp đồng tương lai luôn là vấn đề gây đau đầu cho giới điều hành thị trường Mỹ, bởi lẽ, dưới bàn tay của các nhà đầu cơ giá, hợp đồng tương lai đã trở thành công cụ đắc lực góp phần tạo nên những diễn biến bất lợi cho nền kinh tế. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trên thị trường năng lượng, và gần đây nhất, đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên tại thị trường nông sản.

Theo dự thảo của CFTC, trong thời gian tới, số lượng hợp đồng tương lai được sở hữu bởi một nhà đầu tư sẽ bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, CFTC vẫn để ngỏ khả năng cho phép nhà đầu tư trong một số trường hợp cụ thể được phép sở hữu vượt trên mức luật định. Theo phát biểu của đại diện CFTC, dự luật này là cần thiết và đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bào sự phát triển tích cực và bền vững của thị trường và nền kinh tế Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, mọi việc dường như không quá suôn sẻ khi CFTC đang phải đương đầu với những trở ngại trong việc đưa dự luật vào thực tiễn. Dự luật của CFTC đã gây quan ngại trong cộng đồng đầu tư về những hiệu ứng ngoài dự kiến của nó. Đại diện các sàn giao dịch cho biết họ thật sự lo lắng về những biến động nhiều khả năng xảy ra khi tâm lý giới đầu cơ dao động. Các nhà phân tích kinh tế cũng nhận định, nếu không quản lý chặt chẽ, một luồng vốn không nhỏ của Mỹ sẽ chảy đến các thị trường hải ngoại khác, nơi các nhà đầu tư không bị những hạn chế như tại Mỹ. Bên cạnh đó, câu hỏi được đặt ra hiện nay là cơ quan nào sẽ giữ vai trò quản lý, là CFTC hay các sàn giao dịch, ai là người được xếp vào trường hợp ngoại lệ và liệu mức hạn chế nào sẽ được coi là hợp lý.

Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng động thái của CFTC một lần nữa đã cho thấy quyết tâm của chính phủ Mỹ trong vấn đề bình ổn thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu vực tài chính – ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế Mỹ nói chung.

Khánh Hưng (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Nhật: Doanh số bán lẻ giảm tháng thứ 10 liên tiếp (29/07/2009)

>   'Kinh tế Mỹ còn xa mới hồi phục' (29/07/2009)

>   Bernanke đầu tư thua lỗ nặng trong năm 2008 (29/07/2009)

>   Google lỗ 717 triệu đô khi bán cổ phần tại AOL (29/07/2009)

>   Toàn cầu hoá gặp thách thức (29/07/2009)

>   Kinh tế châu Á đang phục hồi nhưng rủi ro ngay trước mặt (29/07/2009)

>   Mỹ: Giá nhà tăng, lòng tin tiêu dùng sụt giảm (29/07/2009)

>   Đô la Mỹ giảm giá (28/07/2009)

>   Trung Quốc sẽ có tàu điện ngầm dài nhất thế giới (28/07/2009)

>   Dow Jones và Nikkei vượt rào, lo ngại tăng cao (28/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật