Thứ Năm, 02/07/2009 10:26

Bảo hộ hay không bảo hộ ?

Giữa Trung Quốc với Mỹ và EU đang lại có nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại mới. Mỹ và EU đã khởi kiện Trung Quốc tại WTO và nếu trong vòng 60 ngày tới WTO không thành công với việc trung gian hòa giải giữa hai bên thì chỉ còn cách là phải dùng đến Tòa án của WTO để xử lý.

Đây là lần thứ ba kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001 Trung Quốc bị Mỹ và EU lôi ra khởi kiện trước tòa. Hai lần trước, vấn đề xoay quanh chuyện Trung Quốc áp dụng thuế quan đối với phụ kiện ô tô và dịch vụ thông tin tài chính của Mỹ và EU được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, có nghĩa là biện pháp của Trung Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu của Mỹ và EU vào thị trường Trung Quốc. Còn lần này thì ngược lại, Mỹ và EU kiện Trung Quốc hạn chế - bằng hạn nhạch xuất khẩu và thuế quan xuất khẩu - xuất khẩu 20 loại nguyên vật liệu của Trung Quốc, trong đó có bau-xít, đồng và kẽm.  Điều thú vị đáng chú ý ở đây là nếu như Trung Quốc xuất khẩu các loại nguyên vật liệu này với khối lượng ít vì lý do khác, chẳng hạn như không có đủ để xuất khẩu, thì chắc Mỹ và EU chẳng có lý do gì để phê trách Trung Quốc. Nhưng ở đây có chuyện Trung Quốc hạnc hế xuất khẩu bằng hạn ngạch và thuế quan xuất khẩu, khiến cho Cao ủy EU về thương mại, bà Catharine Ashton, đi tới đánh giá: "Những hạn chế của Trung Quốc làm méo mó cuộc cạnh tranh và khiến giá tăng trên bình diện toàn cầu". EU  và Mỹ đều thuộc diện những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. EU đã phản ứng bằng áp dụng thuế quan cao hơn đối với thép của Trung Quốc xuất sang thị trường EU.

Mối bất hòa giữa Trung Quốc và Mỹ/EU lại một lần nữa xoay quanh câu hỏi "bảo hộ hay không bảo hộ". Nếu  dùng thuế quan hay trở ngại kỹ thuật để ngăn cản hàng hóa từ bên ngoài xuất khẩu vào thị trường của ai đó thì đúng là bảo hộ mậu dịch. Hay như nếu quy định chỉ được sử dụng hàng nội địa thì cũng có thể hiểu là bảo hộ mậu dịch. Nhưng đằng này là chuyện Trung Quốc tự hạn chế khối lượng xuất khẩu của chính mình. Cho tới nay, chưa thấy ai định nghĩa làm như vậy cũng là bảo hộ. Vụ việc này thật không dễ dàng chút nào đối với WTO.

Hoàng Mai

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Quanh mức tăng trưởng bất ngờ của kinh tế Triều Tiên (02/07/2009)

>   Thị trường bảo hiểm toàn cầu sẽ hồi phục vào năm 2010 (02/07/2009)

>   Nhật Bản: Shinsei và Aozora thông báo kế hoạch sáp nhập (02/07/2009)

>   Đài Loan mở cửa cho giới đầu tư Đại lục (02/07/2009)

>   Mỹ loại 12 sản phẩm khỏi chương trình GSP (01/07/2009)

>   Khu vực sử dụng đồng Euro: Nguy cơ giảm phát mạnh (01/07/2009)

>   Hàn Quốc thay nhãn chứng nhận chất lượng (01/07/2009)

>   Shanghai Composite vượt mốc 3,000 điểm  (01/07/2009)

>   Doanh số bán xe của GM tại Trung Quốc vẫn tăng mạnh (01/07/2009)

>   Jackson ra đi khiến... kinh tế London khó khăn hơn (01/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật