Thứ Ba, 14/07/2009 07:30

500 DN lớn nhất Việt Nam: Sóng cả không ngã tay chèo

“Cơn bão” khủng hoảng đã “khuấy động”  kinh tế thế giới cả năm nay. Trong khi nhiều doanh nghiệp bị trôi theo dòng xoáy thì các “đại gia” trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vẫn vững tay chèo.

Bí quyết được nhiều Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) chia sẻ chính là “coi khủng hoảng là cơ hội thay đổi có tính chiến lược để đi lên”

Sóng cả không ngã tay chèo

Năm 2008 được đánh giá là nền kinh tế gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp lao đao nhưng các doanh nghiệp trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) vẫn thể hiện được vai trò đầu tàu của nền kinh tế.

Bằng chứng là 33% doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR 500 vẫn đạt lợi nhuận trước thuế trên 100 tỷ đồng, 29% đạt được mức 50-100 tỷ đồng. Chỉ có 5% doanh nghiệp thuộc Top 500 “đại gia” chịu kết quả kinh doanh thua lỗ.

Chính vì thế, tuy tổng lợi nhuận có giảm sút nhẹ nhưng tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 vẫn tăng khoảng 37% so năm 2007.

Mức tăng trưởng này chưa phải là lớn nhưng ai trong bối cảnh khủng hoảng thì “thuyền” càng to, càng phải đối diện “sóng cả” thì các doanh nghiệp VNR500 đã chứng tỏ được bản lĩnh trụ cột của nền kinh tế khi vẫn “vững tay chèo” thay vì chịu bị cuốn trôi theo dòng xoáy lao đao, phá sản như hàng ngàn doanh nghiệp khác.

Cơ cấu lại “con thuyền”

Trao đổi với Vietnamnet, hầu hết các CEO đều cho rằng cách của họ là đối diện với “bão” và cơ cấu lại “con thuyền” sao cho gọn gàng nhưng vững chắc.

Nói cách khác, thay vì “gồng gánh” quá nhiều lĩnh vực, khi có “bão”, các doanh nghiệp này đều nhanh chóng quay về củng cổ năng lực cốt lõi – điều đã làm nên sức mạnh thương hiệu của họ.

Đây vốn không phải “bài thuốc” mới. Các đại gia trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới duy trì được vị trí nhờ luôn trung thành với nguyên tắc tập trung vào năng lực cốt lõi này.

Intel sau nhiều năm cũng xa rời ngành sản xuất chip mũi nhọn, Toyota luôn cố gắng dẫn đầu thế giới trong sản xuất xe hơi, Apple dù tận dụng thế mạnh sáng tạo mở rộng thêm nhiều thương hiệu như Ipod, Iphone, Macbook nhưng vẫn không đi xa khỏi ngành công nghiệp truyền thống…

Cũng như vậy, nhiều đại gia Việt Nam đã kiên định với chiến lược thương hiệu tập trung để vượt qua khủng hoảng.

Vinamilk là một ví dụ. Thay vì mang lợi nhuận đầu tư sang các ngành bất động sản hay tài chính, Vinamilk đã tái cấu trúc lại thương hiệu với một thương hiệu lớn đi kèm với những chiến dịch marketing rất tập trung.

Dù mở rộng chiến lược kinh doanh bên cạnh việc tiếp tục đầu tư cho hệ thống nhà máy sản xuất sữa, Vinamilk cũng chỉ mở rộng  sang ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe, ngành mà công ty cũng có nhiều lợi thế trong phân phối và tiếp thị.

Nhờ chiến lược thương hiệu tập đoàn tập trung và được thực thi có kỷ luật, Vinamilk không những lấy lại thị phần từ Dutch Lady mà còn nâng tầm hình ảnh thương hiệu trong người tiêu dùng và trở thành một trong những công ty đứng đầu trong thị trường chứng khoán.

Chủ động “đón bão”

Bên cạnh việc tái cơ cấu lại “con thuyền” doanh nghiệp, các nhà điều hành cần chủ động đối phó với những bất ổn trong cơn bão tài chính toàn cầu và sẵn sàng đón chờ cơ hội phục hồi sau khủng hoảng.

Nhưng làm cách nào và ra sao? Làm sao có thể tìm thấy cơ hội từ đáy khủng hoảng?...

Đó là lý do Báo điện tử VietNamNet phối hợp với Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) tổ chức Hội nghị thường niên VNR500 năm 2009 (VNR500 SUMMIT 2009) – Diễn đàn của 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với chủ đề “Chiến lược quản trị tài chính – Tận dụng cơ hội sau suy thoái”, tại KS Carravelle TP.HCM ngày 17/7/2009 tới.

Ông Phùng Hoàng Cơ, Giám đốc Vietnam Report cho biết hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ và thảo luận những trải nghiệm thực tế từ chính những đại diện đi ra từ “tâm bão” của cuộc khủng hoảng.

Góp cùng tiếng nói từ thực tiễn, VNR500 SUMMIT 2009 còn có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế đầu ngành của Việt Nam, cùng với sự đóng góp tham luận của các chuyên gia đến từ các ngân hàng lớn trên thế giới và tại Việt Nam như Ngân hàng CitiBank Việt Nam, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Standard Chartered Bank, Công ty Kiểm toán Ernst & Young Vietnam, Công ty Kiểm toán Pricewaterhouse Coopervà các tổ chức tài chính…

Với chủ đề cộng đồng doanh nghiệp đều quan tâm "Cơ hội bứt phá hậu khủng hoảng", VNR 500 SUMMIT 2009 chắc chắn có ích cho mọi doanh nghiệp bởi sự thiết thực và tính thời sự cao.

Phan Hùng

VIETNAM

Các tin tức khác

>   Giá cá tra, cá ba sa tăng trở lại (14/07/2009)

>   Nhà bán lẻ đổ bộ về tỉnh lẻ (14/07/2009)

>   lúa hè thu tiêu thụ mạnh (14/07/2009)

>   Chưa có doanh nghiệp nào đề xuất giảm giá xăng (14/07/2009)

>   DN Việt Nam tại Ukraine tìm hiểu thị trường Nga (14/07/2009)

>   Lập liên doanh dự án nhà máy lọc dầu số 3 (14/07/2009)

>   Ôtô nhỏ “cháy” hàng (14/07/2009)

>   TP Hồ Chí Minh: Tăng tốc về đích, cách nào? (14/07/2009)

>   Những dự án đóng tàu đang… “chìm dần” (13/07/2009)

>   Hơn 100.000 lao động tại doanh nghiệp mất việc làm (13/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật