Thứ Tư, 10/06/2009 16:16

Trung Quốc, EU phản đối thoả thuận liên kết giữa BHP Billiton và Rio Tinto

Hiệp hội công nghiệp sản xuất thép Trung Quốc và các nhà sản xuất thép hàng đầu châu Âu, ngày 9/6, đã lên tiếng phản đối thỏa thuận liên kết khai thác khoáng sản của "hai đại gia" hàng đầu thế giới là BHP Billiton và Rio Tinto, coi đây là một "hành động độc quyền" gây bất lợi cho các công ty sản xuất thép trên thế giới.

Phía Trung Quốc nhấn mạnh "những thoả thuận liên doanh kiểu này đều nhuốm màu sắc độc quyền, vì vậy Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc kịch liệt phản đối sự ra đời của thoả thuận trên". Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) nhìn nhận có nhiều rắc rối về cạnh tranh xung quanh thoả thuận trên, cho rằng điều này sẽ tác động xấu tới giá thép trên thị trường và làm giảm "sự lựa chọn" đối với khách hàng tại Châu Âu. BHP và Rio Tinto cũng đang lên kế hoạch liên kết khai thác các mỏ quặng thép tại khu vực Tây Ôxtrâylia và BHP sẽ trả cho Rio 5,8 tỷ USD tiền vốn đối ứng tham gia dự án.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép hàng đầu tại Châu Âu gồm Eurofer, sở hữu các công ty như ArcelorMittal SA, ThyssenKrupp AG và Corus Group, lại cho rằng phản ứng từ thoả thuận trên không khác nhiều với kết quả trúng thầu nhằm mua lại Rio của BHP hồi năm ngoái. Tuy nhiên, Eurofer khẳng định bất kỳ sự sáp nhập nào cũng đều phải vì lợi ích của ngành công nghiệp thép trên thế giới, vì khách hàng và nền kinh tế chung.

Trước đó, công ty nhôm Chinalco thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc tuyên bố huỷ hợp đồng trị giá 19,5 tỷ USD (25 tỷ AUD), nhằm mua lại cổ phần của Rio Tinto. Việc Chinalco mua lại cổ phần của Rio Tinton đã vấp phải sự phản đối của một số nghị sĩ Ôxtrâylia cũng như các cổ đông của Rio trong thời gian qua, vì họ lo ngại bản hợp đồng này sẽ khiến họ bị thiệt hại, đồng thời chủ quyền Ôxtrâylia bị đe doạ khi Trung Quốc kiểm soát nguồn tài nguyên của nước này.

Tuấn Anh

TTXVN

Các tin tức khác

>   Standard and Poor's: Những tín hiệu phục hồi khả quan từ châu Á-Thái Bình Dương (10/06/2009)

>   Kinh tế Braxin chính thức rơi vào suy thoái (10/06/2009)

>   Suy thoái kinh tế lan rộng ở Đông Âu (10/06/2009)

>   Những tín hiệu tích cực mới của kinh tế Nhật Bản (10/06/2009)

>   Số đơn xin phá sản tăng mạnh tại Mỹ (10/06/2009)

>   Trung Quốc: CPI, PPI Tháng 5 giảm lần lượt 1.4% và 7.2% (10/06/2009)

>   Trung Quốc và chính sách đổi tín dụng lấy dầu mỏ (10/06/2009)

>   Trung Quốc lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ (10/06/2009)

>   Trung Quốc tăng mức hoàn thuế xuất khẩu đối với hơn 600 mặt hàng (10/06/2009)

>   Mỹ công bố kế hoạch duy trì hoặc tạo ra 600.000 việc làm (10/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật