Thứ Tư, 10/06/2009 11:41

Trung Quốc và chính sách đổi tín dụng lấy dầu mỏ

Chính sách đổi tín dụng lấy dầu của Trung Quốc làm tăng nguồn cung dầu mỏ và giúp đảm bảo rằng khi nền kinh tế phục hồi, lượng cung dầu sẽ đáp ứng đủ nhu cầu và giữ cho giá dầu không tăng quá cao.

Trung Quốc, quốc gia rủng rỉnh tiền mặt đang tận dụng giai đoạn giá dầu tương đối rẻ để cải thiện tình hình an ninh năng lượng và đảm bảo rằng nền kinh tế nước này có đủ nhiên liệu cần thiết để duy trì tăng trưởng bền vững khi bước vào giai đoạn phục hồi.

Giá dầu mỏ đã tăng lên mức kỷ lục 147 USD/thùng hồi tháng 7/2008 trước khi rớt xuống mức khoảng 33 USD/thùng vào tháng 2/2009, Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản đang tận dụng ưu thế trên thị trường mà người mua đang đóng vai trò quyết định. Kể từ tháng 2/2009, Trung Quốc đã ký các hợp đồng đổi tín dụng lấy dầu khí trị giá hơn 50 tỷ USD với 4 quốc gia, trong đó có Nga, Kazactan, Venezuela và Brazil. Tất cả các nước này đều đang cần các khoản tín dụng lớn từ nước ngoài để phát triển các mỏ dầu mới. Nếu các hợp đồng này được triển khai theo đúng kế hoạch, Trung Quốc sẽ tiếp cận với nguồn cung mới, với sản lượng hơn 1,5 triệu thùng dầu/ngày, bằng 1/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu hiện nay của nước này (4,1 triệu thùng/ngày).

Hợp đồng đổi tín dụng lấy dầu mới nhất của Trung Quốc là hợp đồng ký với Brazil ở Bắc Kinh hôm 19/5. Brazil muốn đầu tư khoảng 175 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để phát triển các mỏ dầu ở vùng biển sâu ngoài khơi Đại Tây Dương, nơi cách đây 2 năm, nước này đã phát hiện ra dầu mỏ. Trữ lượng dầu mỏ ở khu vực này sẽ đưa Brazil vào danh sách các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới. Theo hợp đồng này, Trung Quốc sẽ cho Petrobas – công ty dầu khí quốc doanh của Brazil, vay tới 10 tỷ USD. Đổi lại, Brazil sẽ cung cấp tới 200.000 thùng dầu/ngày cho Sinopec, một trong ba tập đoàn sản xuất dầu khí quốc doanh chủ chốt của Trung Quốc trong vòng 10 năm.

Trước đó 1 tháng, Venezuela đã chấp nhận đề nghị của Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh sẽ tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án dầu khí của Venezuela, trong khi Venezuela cam kết tăng gấp 3 lượng cung dầu khí cho Trung Quốc lên mức 1 triệu thùng/ngày vào năm 2015. Kazactan cũng thông báo nước này đã hoàn tất việc thương lượng về khoản vay phát triển dầu khí trị giá 10 tỷ USD với Bắc Kinh. Đổi lại, Trung Quốc sẽ nắm 50% cổ phần trong một công ty sản xuất dầu mỏ lớn của nước này. Đường ống dẫn dầu có công suất 400.000 thùng từ Kazactan dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 9/2009.

Trước đó, trong tháng 2/2009, Trung Quốc đã ký hợp đồng cho 2 doanh nghiệp quốc doanh của Nga là Rosneft, tập đoàn sản xuất dầu khí lớn nhất của Nga, và Transneft, tập đoàn xây dựng và điều hành đường ống dẫn dầu quốcgia của Nga, vay 25 tỷ USD. Đổi lại, Trung Quốc sẽ nhận 300.000 thùng dầu/ngày từ các mỏ dầu ở Đông Seberia của Nga từ cuối năm 2010 thông qua một đường ống dẫn dầu đang được xây dựng nối Nga và Trung Quốc. Các công nhân vừa mới bắt đầu xây dựng đoạn ống dẫn dầu từ biên giới của Nga tới trung tâm dầu khí ở thành phố Đại Khánh, Đông Bắc Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố năng lực lọc dầu của nước này đã tăng mạnh và dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng các kho chứa sản phẩm dầu tinh chế của Nhà nước để đề phòng nguồn cung bị gián đoạn. Trung Quốc cũng đang tăng cường việc dự trữ dầu thô mặc dù quy mô vẫn nhỏ hơn so với Mỹ.

Lô dự trữ dầu mỏ đầu tiên của  Trung Quốc bao gồm Chấn Hải, Lô Sơn, Đại Liên và Hoàng Đảo đã hoàn thành. Theo bộ trưởng Năng lượng Trương Quốc Bảo, các lô dự trữ này của Trung Quốc đã đi vào hoạt động.

Sản lượng dầu nhập khẩu, chủ yếu từ khu vực bất ổn như Trung Đông và châu Phi, hiện đang chiếm ½ lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo rằng sự phụ thuộc nguồn dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 80% vào năm 2030. Dầu nhập khẩu từ Trung Đông và châu Phi được vận chuyển tới Trung Quốc bằng đường biển qua các eo biển ở Đông Nam Á. Trung Quốc lo ngại rằng việc vận chuyển có thể bị gián đoạn trong giai đoạn khủng hoảng và muốn đa dạng hoá nguồn cung dầu khí. Vì vậy Trung Quốc chuyển trọng tâm sang Nga, Venezuela, Kazactan và Brazil.

Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là trao quyền cho 3 công ty dầu khí quốc doanh chủ chốt để từng công ty này có thể sản xuất và cung ứng dầu cho Trung Quốc từ nước ngoài. Để làm như vậy, Trung Quốc sử dụng các ngân hàng quốc doanh để tài trợ cho các hợp đồng đổi tín dụng lấy dầu khí. Trong hình thức quan hệ đối tác này, Trung Quốc chỉ cung cấp vốn cho các nhà sản xuất dầu khí nước ngoài để phát triển các mỏ dầu, nhưng các nhà sản xuất không phải nhượng lại quyền kiểm soát trực tiếp nguồn tài nguyên năng lượng của mình cho Trung Quốc. Hình thức quan hệ đối tác này tỏ ra hấp dẫn tại thời điểm khi các ngân hàng và doanh nghiệp phương Tây vẫn miễn cưỡng tài trợ cho các dự án năng lượng ở những nước bị coi là có nhiều rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng.

Ông Lý Tài Nguyên - chủ nhiệm cơ quan nghiên cứu thuộc tập đoàn Citic tại Trung Quốc cho rằng, thông qua hợp đồng đổi dầu lấy khoản cho vay, các nước công nghiệp và các nước phong phú tài tài nguyên có thể cùng chung lợi ích.

Các khoản vay trở thành nguồn tiền mà sinh ra lợi tức - đó được coi là một loại tài sản, dầu thô là một loại tài nguyên có nhiều tác dụng, “lấy khoản vay đổi lấy dầu thực chất là một hình thức lấy tài sản đổi lấy tài nguyên”.

Hợp tác năng lượng là sự chuyển biến mạnh của kinh tế toàn cầu sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra, đồng thời cũng là thử nghiệm đầu tiên của người Trung Quốc trong quy mô của nền tài chính năng lượng quốc tế, nó mang ý nghĩa chiến lược đó là thay đổi các chính sách về năng lượng của Trung Quốc trong quá khứ - ông Lý nhấn mạnh.

Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể không có lợi cho các công ty dầu khí lớn nhưng lại tốt cho thị trường dầu mỏ thế giới. Nó làm tăng nguồn cung dầu mỏ và giúp đảm bảo rằng khi nền kinh tế phục hồi, lượng cung dầu mỏ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu và giữ cho giá dầu không tăng quá cao./.

Võ Vân

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Trung Quốc lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách của Mỹ (10/06/2009)

>   Trung Quốc tăng mức hoàn thuế xuất khẩu đối với hơn 600 mặt hàng (10/06/2009)

>   Mỹ công bố kế hoạch duy trì hoặc tạo ra 600.000 việc làm (10/06/2009)

>   Texas Instruments nhấc sàn Nasdaq, Dow đi ngang (10/06/2009)

>   Nokia và cổ phiếu ngành năng lượng giúp CK Châu Âu tăng nhẹ (10/06/2009)

>   Hãng bán lẻ khổng lồ Đức phá sản, 43,000 người mất việc (09/06/2009)

>   Xuất khẩu Đức giảm kỷ lục (09/06/2009)

>   Các ngân hàng Mỹ đệ trình kế hoạch huy động vốn thêm (09/06/2009)

>   Giá dầu giảm trong khi đồng USD mạnh lên (09/06/2009)

>   Hàng hiệu gặp hạn (09/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật