Thứ Sáu, 12/06/2009 15:14

Những chủ đề chính của hội nghị bộ trưởng tài chính Nhóm G8 tại Italia

Trong bối cảnh chính phủ các nước trên thế giới đang làm hết sức mình để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái thập niên 1930, chủ đề nóng của cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm G8 tại Lecce (Italia) trong hai ngày 12-13/09 là gia tăng nợ nhà nước, sự phục hồi của ngành ngân hàng và các quy định mới cho ngành tài chính toàn cầu.

Các bộ trưởng G8 sẽ nhấn mạnh tính đoàn kết và chỉ ra các dấu hiệu chưa rõ ràng của đà phục hồi kinh tế, nhưng chắc chắn họ cũng sẽ có các cuộc tranh cãi trong hậu trường về việc liệu châu Âu có nên tiến hành các cuộc "sát hạch căng thẳng" theo kiểu Mỹ đối với các ngân hàng trong khu vực. Bất chấp những hy vọng về sự hồi phục, các thị trường tài chính đã tỏ ra lo ngại hơn về việc các chính phủ có kế hoạch giảm nợ và chi tiêu khổng lồ như thế nào một khi nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng.

Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G8 diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra những lời chỉ trích chưa có tiền lệ đối với Anh và Mỹ vì các kế hoạch bơm tiền mặt khổng lồ của hai nước này nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Trong khi đó, Oasinhtơn hối thúc các chính phủ châu Âu tiếp tục duy trì việc chi tiêu để kích thích kinh tế.

Đức cũng phản đối các cuộc sát hạch đối với các cá nhân ngân hàng với lý do có thể gây nguy hại đến niềm tin kinh tế vốn đang yếu ớt, trong khi Anh phản đối các kế hoạch của Uỷ ban châu Âu (EC) đưa ra hệ thống quy định cho ngành tài chính trên phạm vi toàn Liên minh châu Âu (EU).

Trong cuộc lần trước tại Oasinhtơn hồi tháng 4/09, những rạn nứt đã nảy sinh giữa châu Âu và Mỹ về vấn đề các chính phủ sẽ chi bao nhiêu tiền cho các kế hoạch kích thích kinh tế cũng như vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, các bộ trưởng G8 vẫn lạc quan trước những dấu hiệu ổn định trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời dự đoán đà hồi phục sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, bất chấp những nguy cơ trong hệ thống tài chính.

Bằng chứng cho thấy tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng có thể đã qua đi với lòng tin kinh doanh đang gia tăng ở châu Âu, đà thất nghiệp ở Mỹ đang chậm lại và các ngân hàng Mỹ đang hoàn trả chính phủ các khoản vay hỗ trợ.

Mới đây, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn dự đoán, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại vào năm tới, song cảnh báo ngành ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với sự phục hồi trong năm 2010.

Nguyễn Trường (Theo AFP)

TTXVN

Các tin tức khác

>   Nhật Bản: ANA sẽ bán bộ phận bảo dưỡng máy bay trực thăng cho Eurocopter (12/06/2009)

>   Dự luật mới của Canađa sẽ khiến các hãng thuốc lá Mỹ lao đao (12/06/2009)

>   Nam Phi: Sản lượng vàng giảm mạnh trong tháng 4/09 (12/06/2009)

>   WB dự đoán kinh tế toàn cầu giảm 3% năm nay (12/06/2009)

>   Những tín hiệu trái chiều của các nền kinh tế lớn (12/06/2009)

>   BoK giữ nguyên lãi suất cơ bản (12/06/2009)

>   Mỹ: mối lo lạm phát lại len lỏi (12/06/2009)

>   Người Mỹ mất 1.330 tỷ USD chỉ trong Quý I/2009 (12/06/2009)

>   Dầu chạm mốc 73 USD/thùng, CK Mỹ tăng khiêm tốn (12/06/2009)

>   IEA nâng mức dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ   (12/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật