Thứ Sáu, 12/06/2009 12:09

Những tín hiệu trái chiều của các nền kinh tế lớn

Số liệu từ các nền kinh tế lớn vừa công bố cho thấy đợt suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Đại Suy thoái hồi thập niên 1930 có thể đã kết thúc, song lòng tin về nợ chính phủ của Mỹ có thể nhấn chìm những khó khăn vẫn đang còn ở phía trước.

Phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ngày 10/6 làm dấy lên những lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới và góp phần khiến các thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm. Bên cạnh đó, những lo ngại về việc lãi suất gia tăng có thể tác động xấu đối với chi tiêu tiêu dùng và doanh nghiệp.

Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng những rủi ro vẫn còn và tiến độ hồi phục kinh tế Mỹ sẽ diễn ra chậm. Điều này được củng cố bởi một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy các điều kiện kinh tế đã yếu hoặc xấu đi trong suốt tháng 5/09. Tuy vậy, một số lĩnh vực kinh tế của Mỹ đã có những dấu hiệu tốc độ suy giảm đang chậm lại.

Trong khi đó, một quan chức ngân hàng trung ương Nga cho biết nước này sẽ giảm tỷ lệ trái phiếu chính phủ Mỹ trong dự trữ ngoại hối. Nga hiện là quốc gia nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ lớn thứ 2 thế giới và đang "nghi vấn" vai trò là đồng tiền dự trữ chủ chốt thế giới của đồng USD.

Tại Trung Quốc - động lực tăng trưởng kinh tế thế giới trong vài năm gần đây, sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng trong tháng 5/09 lên mức cao nhất kể từ tháng 9/08, trong khi số liệu chính thức cho hay sản lượng công nghiệp của Anh đã tăng trong tháng 4/09, lần tăng đầu tiên trong hơn 1 năm qua, còn sản lượng công nghiệp của Italia - nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Eurozone - đã tăng sau 11 tháng giảm liên tục.

Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng 0,3% trong tháng 4/09, lần tăng đầu tiên kể tháng 2/08. Tuy vậy, những nghi ngại về độ bền vững của sự phục hồi kinh tế Anh còn tồn tại do các ngân hàng vẫn miễn cưỡng cho vay. Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương Anh (BOE) Kate Barker, cho rằng lãi suất của Anh có thể đứng ở mức thấp.

Anh Quân (Theo Reuters)

TTXVN

Các tin tức khác

>   BoK giữ nguyên lãi suất cơ bản (12/06/2009)

>   Mỹ: mối lo lạm phát lại len lỏi (12/06/2009)

>   Người Mỹ mất 1.330 tỷ USD chỉ trong Quý I/2009 (12/06/2009)

>   Dầu chạm mốc 73 USD/thùng, CK Mỹ tăng khiêm tốn (12/06/2009)

>   IEA nâng mức dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ   (12/06/2009)

>   Cổ phiếu ngân hàng “kích” CK châu Âu lên đỉnh cao 5 tháng (12/06/2009)

>   Airbus có khả năng mất hợp đồng của ILFC (11/06/2009)

>   Chưa thấy sự tăng bền vững của kinh tế Mỹ (11/06/2009)

>   “Tử vì việc” leo thang ở Nhật (11/06/2009)

>   Triển vọng mới về nối lại vòng đàm phán Doha (11/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật