Thứ Năm, 18/06/2009 08:20

17/06/2009: Chứng khoán thế giới tâm lý chờ đợi, cân nhắc

THỊ TRƯỜNG MỸ

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua – thứ ba 17/06/2009, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch nhiều biến động với những kết thúc khác nhau của các chỉ số chứng khoán chính yếu. Trong khi chỉ số NASDAQ tăng 11.88 điểm (tức 0.66%) lên mức 1799.69 điểm dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ thì hai chỉ số còn lại là Dow Jones và S&P 500 vẫn tiếp tục đà suy giảm dưới áp lực giảm giá của nhóm cổ phiếu ngành tài chính – ngân hàng.

Theo đó, Dow Jones đã mất 7.49 điểm (tức giảm 0.09%) xuống mức 8497.18 điểm, S&P 500 giảm nhẹ 1.49 điểm (tức giảm 0.14%) xuống mức 910.71 điểm dưới tác động của luồng thông tin Standard&Poor’s điều chỉnh giảm dự báo của họ về triển vọng của 22 ngân hàng tại Mỹ.

Tâm lý của giới đầu tư Mỹ ngày hôm qua, theo chúng tôi, đã xuất hiện sự giao động trước các luồng thông tin về doanh nghiệp, về kế hoạch rà soát và thắt chặt kiểm soát thị trường tài chính của chính quyền Obama và về tin tức liên quan đến lạm phát tiêu dùng của nước Mỹ.

Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ tái tổ chức cách thức chính phủ điều hành hệ thống tài chính - ngân hàng. Kế hoạch tái tổ chức này bao gồm việc cấp thêm quyền kiểm soát do cục dự trữ liên bang (FED), gia tăng trách nhiệm của Bộ Tài Chính Mỹ và thiết lập một cơ quan chuyên trách theo dõi các khoản nợ cho vay mua tài sản cũng như các khoản nợ trên thẻ tín dụng của người tiêu dùng Mỹ.

Tâm lý lo ngại tình trạng lạm phát tăng cao dưới áp lực của các chính sách khôi phục kinh tế của chính phủ trong giới đầu tư Mỹ đã bị xua tan sau khi bộ lao động Mỹ công bố chỉ số lạm phát tiêu dùng (CPI) trong tháng 5. Theo đó, CPI tháng 5 của Mỹ chỉ tăng nhẹ 0.1% so với tháng 4, nhỏ hơn so với dự báo được đưa ra trước đó. Như vậy, kể từ đầu năm 2009, nước Mỹ đã giảm phát 1.3%, mức kỷ lục kể từ năm 1950.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ

Về phía các doanh nghiệp Mỹ, S&P đã tuyên bố điều chỉnh giảm các dự báo về triển vọng của hơn 22 ngân hàng tại Mỹ. Bên cạnh đó, vào ngày hôm qua, hãng vận chuyển hàng hóa FedEX tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo của hãng về mức EPS trong quý I. Theo đó, EPS quý I của FedEX được ban điều hành dự báo vào khoảng 30 – 45 cents một cổ phiếu, nhỏ hơn mức 68 cents do giới chuyên gia đưa ra.

Chúng tôi cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, quá trình hồi phục kinh tế thế giới đang diễn ra theo kịch bản với hai điểm nhấn chính: các thông tin kinh tế thường xuyên ở mức thấp kỷ lục nhưng tốt hơn so với dự báo và quá trình biến đổi tâm lý lạc quan – chờ đợi – cân nhắc của giới đầu tư trên thị trường.

Với tâm lý lạc quan về quá trình hồi phục kinh tế được củng cố bằng những thông tin tốt hơn so với dự báo, các nhà đầu tư Mỹ đã đẩy cả ba chỉ số chính tăng với biên độ kỷ lục trong vòng ba tháng tính từ mức đáy thấp nhất trong vòng 12 năm được lập vào tháng 3.

Tuy nhiên, trong thời gian sau đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã gặp ngưỡng kháng cự xuất phát từ tâm lý chờ đợi các thông tin hỗ trợ mới đến từ nền kinh tế.

Sau một thời gian không nhận được bất cứ một thông tin chính thức nào được công bố, các nhà đầu tư bắt đầu tập trung theo dõi các dự báo và tâm lý lo lắng bắt đầu xuất hiện trong giới đầu tư. Tâm lý này bắt đầu phân tán rộng rãi và kết quả là chỉ số Dow Jones đã bị kéo xuống hơn 200 điểm.

Kịch bản này sẽ còn được lặp lại cho đến khi nào các chỉ báo kinh tế của nền kinh tế Mỹ đủ tốt để các nhà đầu tư tin rằng quá trình hồi phục là chắc chắn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, mặc dù đã có những thông tin hoặc xấu hoặc tốt hơn dự báo được công bố, câu hỏi được đặt ra là, liệu điều gì sẽ xảy đến đối với thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới nếu các chỉ số tiếp theo được công bố xấu hơn so với dự kiến? Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, đây là thời điểm mà sự bất ổn trong tâm lý vẫn còn ở mức cao và sự thận trọng là cần thiết trong các quyết định đầu tư.

Standard&Poor’s cho rằng triển vọng của ngành tài chính – ngân hàng Mỹ không được tốt như những gì đã được kỳ vọng dưới tác động của tình trạng bất ổn đến từ tâm lý của nhà đầu tư và các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đến từ chính phủ sắp được đưa vào thực hiện.

Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục giảm xuống mức 3.6% vào ngày hôm qua từ mức 3.66% được thiết lập vào ngày giao dịch hôm thứ ba.

Đồng đôla trong ngày hôm qua cũng đã mất giá so với đồng EUR và JPY. Theo đó, tỷ giá EUR/USD đã tăng từ mức 1.38xx lên mức 1.39xx, tỷ giá USD/JPY đã giảm từ mức 96.xx xuống mức 95.xx.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 tại thị trường New York đã tăng nhẹ 56 cents lên mức 71.03$/thùng trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Âu đã tiếp tục đà suy giảm vào ngày hôm qua với sự giảm giá của hầu hết các nhóm ngành, ngoại trừ ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thông tin và truyền thông. Theo đó, chỉ số Dow Jones Euro Stoxx 50 đã mất 1.65% xuống còn 2097.81 điểm, trong khi đó, chỉ số FTSE 100 tại thị trường London đã giảm 0.7% xuống mức 4297 điểm. Bên cạnh đó, chỉ số CAC của Pháp và DEX của Đức cũng giảm lần lượt 0.8% và 0.7%.

Theo thông tin vừa được công bố, số người đệ đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tháng 5 tại Anh là 39300, nâng tổng số tính từ đầu năm lên mức 1.5 triệu người.

Chuỗi siêu thị khổng lồ của Anh Quốc là Sainsbury cho biết họ đang có kế hoạch huy động 445 triệu Bảng thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi. Sainsbury cũng cho biết rằng, doanh số của hãng cũng đã tăng 7.8%. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn không đánh giá các thông tin trên là tích cực sau khi cổ phiếu của hãng này đã rớt 6.6% vào ngày hôm qua.

Dưới tâm lý lo lắng vẫn còn tồn tại về sự hồi phục kinh tế thế giới, cổ phiếu của các công ty thuộc ngành khai khoáng vẫn bị tác động nặng nề. Theo đó, cổ phiếu của Anglo American, BHP Billiton và Rio Tinto đã giảm lần lượt 4.1%, 2.9% và 5.5%.

THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Với sự dẫn dắt của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành công nghệ xanh, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật đã tăng điểm trở lại sau khi có mức giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á vẫn tiếp tục đà suy giảm dưới tác động của tâm lý lo lắng do các nhà đầu tư đang chờ đợi những thông tin tiếp theo đến nền kinh tế Mỹ. Cổ phiếu của các nhóm ngành sản xuất trên thị trường châu Á cũng chịu tác động nặng nề sau khi giá cả hàng hóa giao dịch tại thị trường New York liên tục mất giá.

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã tăng 0.9% lên mức 9840.85 điểm. Ngân hàng Nhật Bản đã ra thông báo trong đó trình bày quan điểm điều chỉnh tăng triển vọng kinh tế Nhật Bản lần thứ hai liên tiếp. Thông báo này cũng cho biết rằng, nền kinh tế Nhật đã thực sự bước qua đáy của khủng hoảng sau khi xuất khẩu và xuất lượng của các nhà mày sàn xuất đều gia tăng.

Chỉ số Hang Sheng của Hồng Kông tiếp tục giảm nhẹ 0.4% xuống mức 18084.6 điểm vào ngày hôm qua dưới áp lực giảm giá của cổ phiếu các ngành hàng tiêu dùng, công nghệ và khai khoáng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm nhẹ 0.6% xuống còn 1391.17 điểm vào ngày hôm qua.

Theo quan điểm của chúng tôi, hiện nay có thể tin tưởng rằng tâm lý lo ngại lạm phát của các nhà đầu tư đã không còn tồn tại sau thông tin vừa được công bố tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc giá cả hàng hóa trên thị trường New York suy giảm liên tục đã khiến cho các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về triển vọng của sự hồi phục kinh tế. Hiện nay, tâm lý chủ đạo của các nhà đầu tư trên thị trường thế giới là chờ đợi trong lo ngại. Chính vì vậy, trước khi các thông tin về kinh tế Mỹ được công bố đầy đủ trong thời gian sắp tới, chúng ta cũng không nên quá lạc quan trong sự hồi phục kinh tế thế giới.

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Nasdaq tiến nhờ CP Công nghệ; Dow, S&P lùi do CP Ngân hàng (18/06/2009)

>   CK Châu Âu bấp bênh theo sức khỏe ngân hàng Mỹ  (18/06/2009)

>   Trung Quốc có thoát khỏi vũng lầy của đồng Đô la Mỹ (17/06/2009)

>   Khủng hoảng tài chính & bài học chính sách tài khoá của Mỹ (17/06/2009)

>   Ngày càng nhiều DN lớn ở Mỹ phá sản (17/06/2009)

>   Nhịp độ xây dựng tại Mỹ hồi phục (17/06/2009)

>   Nhà Trắng từ chối hỗ trợ tài chính cho California (17/06/2009)

>   Đà phục hồi của CK toàn cầu đuối sức, CK Châu Á giảm nhẹ (17/06/2009)

>   Tổng thống Mỹ chưa đề xuất tái bổ nhiệm Chủ tịch FED (17/06/2009)

>   Hiện tại ECB chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất (17/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật