Thứ Sáu, 14/11/2008 21:54

Lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo Nghị định về tập đoàn kinh tế nhà nước

Nguyên tắc cơ bản để quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) là không hình thành tổ chức riêng độc lập để quản lý, điều hành các doanh nghiệp (DN) thuộc tập đoàn; việc quản lý, điều hành cụ thể trong tập đoàn do các DN thuộc tập đoàn tự quyết định.

Theo Dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và quản lý đối với TĐKTNN do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, TĐKTNN có thể áp dụng một hoặc một số phương thức quản lý, điều hành sau: Thông qua công ty mẹ; thông qua các hình thức đầu tư, liên kết; thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ chung trong toàn tập đoàn; sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau theo nguyên tắc thị trường...

Bảo đảm mục tiêu kinh doanh ngành nghề chính

Dự thảo Nghị định nêu rõ, công ty mẹ, các DN thành viên của tập đoàn được đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhưng phải tập trung đầu tư và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của đại diện chủ sở hữu Nhà nước về đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

Các TĐKTNN nếu kinh doanh những ngành nghề không liên quan thì phải hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề chính được chủ sở hữu giao; đồng thời việc kinh doanh ngành nghề không liên quan không được ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh và việc mở rộng, phát triển ngành nghề kinh doanh chính.

Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền sẽ trực tiếp quyết định những trường hợp công ty mẹ trực tiếp hoặc thông qua DN có vốn góp chi phối của công ty mẹ tiến hành kinh doanh những ngành nghề có nguy cơ rủi ro hoặc có ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh chính.

Bảo đảm quyền và quyền lợi của chủ sở hữu nhà nước

Việc quản lý, giám sát đối với TĐKTNN được thực hiện thông qua người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu, cổ đông, thành viên tại công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các DN thành viên khác; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất; thông qua việc kiểm tra, giám sát và đánh giá của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đại diện chủ sở hữu Nhà nước...

Trước khi họp Hội đồng quản trị để biểu quyết về phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đầu tư vào các dự án vượt quá thẩm quyền, đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của DN, giảm tỷ lệ vốn nhà nước dưới mức chi phối... , người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại công ty mẹ phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Ngoài ra, người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại công ty mẹ báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về danh mục và cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề, tình hình thực hiện mục tiêu kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn, các dự án đầu tư có rủi ro cao, đặc biệt, báo cáo về tình hình huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán.

Mời bạn đọc xem toàn văn Dự thảo Nghị định và góp ý.

Trong 6 tháng đầu năm, 8 tập đoàn và 76 tổng công ty nhà nước đã đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 519.119 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ 2007; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 77.395 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái (Theo TTXVN).

chính phủ

Các tin tức khác

>   Giá xăng dầu lại giảm thêm 1.000 đồng/lít từ 15/11/2008 (14/11/2008)

>   Kiên Giang phấn đấu có thêm 150 triệu USD từ nguồn hàng XK (14/11/2008)

>   Phát triển đảo Phú Quốc theo quy hoạch điều chỉnh đến năm 2030 (14/11/2008)

>   Sẽ tăng giá than ngay trong tháng 11 (14/11/2008)

>   Bỏ giấy phép quảng cáo: ý kiến ngược nhau (14/11/2008)

>   Rau quả bắt đầu giảm giá (14/11/2008)

>   Kiến nghị trừ tiền tái lập mặt đường (14/11/2008)

>   Bất động sản cần được định giá đúng (14/11/2008)

>   Triển khai thăm dò mỏ khoáng sản tại Yên Bái và Bắc Giang (14/11/2008)

>   Việt Nam xếp thứ 3 về sức hấp dẫn doanh nhân Châu Á (14/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật