Thứ Ba, 28/10/2008 12:10

Thị trường bán lẻ nội hấp dẫn đầu tư ngoại

Thị trường bán lẻ của Việt Nam được đánh giá là một trong những lĩnh vực có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Tôi chưa từng biết một đất nước nào khác trên thế giới ngoài Việt Nam mà có GDP/người tăng gấp đôi trong vòng 6 năm. Việt Nam là một nước như thế”, ông Ralf Mattheas, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nielsen Sofres (TNS) Việt Nam nói.

Thị trường hấp dẫn

Theo TNS Việt Nam, hơn 60% người tiêu dùng tại Việt Nam cho rằng mức sống của họ sẽ tốt hơn nhiều trong vòng 12 tháng tới. Sự phân chia về mức thu nhập cho thấy một tầng lớp giàu có hơn ở thành thị đang xuất hiện tại Việt Nam.

Tầng lớp trung lưu có thu nhập trên 500 USD/tháng chiếm trên 1/3 hộ gia đình ở thành thị. Chỉ tính riêng Hà Nội và Tp.HCM có trên 90% hộ gia đình có tiền mua sắm ở các siêu thị.

Tuy nhiên, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm nay rất cao đã tác động tiêu cực đến sức mua sắm của người tiêu dùng.TNS đã nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đối với việc chi tiêu và đưa ra kết luận quan trọng. Năm 2006, số người tiêu dùng đã tăng 20% so với 2005. Tuy nhiên, năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng chỉ là 11,2%.

Chi tiết thú vị ở đây là những hộ có thu nhập cao mua sắm lại tăng 49,6% so với năm trước. Những hộ thu nhập trung bình cũng mua sắm nhiều hơn với tỷ lệ 14,5%. Những hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít hơn, giảm đi 17,2% so với năm trước.

A&T Kearny - một tổ chức xếp hạng uy tín - cho rằng Việt Nam là thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất, bởi vì Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng hàng tiêu dùng lớn thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Giá trị hàng hoá tiêu dùng theo loại hình bán lẻ của Việt Nam năm 2007 đã tăng 22%. Hình thức thương mại hiện đại đã tăng 35% trong cùng thời gian đó.

Khi đặt câu hỏi với người tiêu dùng rằng liệu thói quen tiêu dùng và lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến việc mua sắm hàng hoá thì 18% trả lời lạm phát không ảnh hưởng đến việc mua sắm, tuy nhiên 82% số người được hỏi đã nói rằng họ sẽ thay đổi cách mua sắm, mặt hàng và thói quen mua sắm.

Kết quả điều tra của TNS cho thấy, tính đến tháng 6/2008, thương mại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 18%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ông Ralf Mattheas cho rằng đến 2009 thương mại hiện đại sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ.

“Hình thức chợ và bán hàng truyền thống sẽ gặp khó khăn trong vòng 10-20 năm tới”, ông Ralf Mattheas nhấn mạnh. Người Việt Nam đang dần chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.

Thích thú hơn với thương mại hiện đại

Có thể thấy tác động không nhỏ của việc phát triển các cửa hàng tiện lợi đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Kết quả là có đến hơn nửa các hộ gia đình ở thành thị đã đi mua sắm theo hình thức thương mại hiện đại hàng tháng.

Trong vòng 4 năm từ 2003 đến 2007 tăng từ 41,7% lên 50,8%. Trong số đó có 30% đi mua sắm ở siêu thị, 12% dùng hình thức siêu thị bán sỉ, 8% ở trung tâm thương mại, 2% ở siêu thị nhỏ.

Khi thương mại hiện đại phát triển, người tiêu dùng sẽ có nhiều hình thức mua sắm hơn để lựa chọn. Cùng với việc có nhiều lựa chọn thì tính cạnh tranh sẽ cao hơn và như vậy giá cả có thể giảm đi hoặc phải đưa ra nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.

Thương mại hiện đại sẽ phát triển không chỉ vì sẽ có nhiều khách hàng hơn mà chính nhu cầu của khách hàng sẽ tăng hơn. Có thể vẫn với lượng khách hàng đó nhưng họ đã chi nhiều tiền hơn cho hình thức này và giảm bớt các hình thức khác.

Trong vòng 4 năm qua giá trị của thương mại đã tăng gấp đôi. Chi tiêu ở thương mại hiện đại đã gia tăng thường xuyên 17%/năm và chi tiêu/lần là 87 nghìn đồng/lần.

Vậy người tiêu dùng suy nghĩ như thế nào về hình thức thương mại hiện đại? Điều tra của TNS Việt Nam cho thấy người dân Việt Nam - đặc biệt là những người sống ở các thành phố lớn - đã nhận thấy  thương mại hiện đại đã làm cho cuộc sống của họ được dễ dàng hơn: 83% thích chất lượng sản phẩm; 83% thích sự đa dạng; 82% đổi mới và khuyến mại; 76% thoải mái và sạch/an toàn.

Cũng có người tiêu dùng không thích thương mại hiện đại, 70% cho rằng đắt hơn. Tuy nhiên, theo ông Ralf Mattheas, họ không biết rằng hình thức thương mại hiện đại còn rẻ hơn 8% so với các hình thức cổ điển nhờ việc bán hàng với khối lượng lớn, doanh thu lớn nên có thể giảm giá.

Một bất lợi khác nữa được 47% khách hàng phản ánh là khó mang về; 40% ít nhận được tư vấn từ khách hàng; 34% xa nhà. Bên cạnh đó, hình thức thương mại truyền thống ở Việt Nam dù sao vẫn có một lợi thế là đã hoạt động rất nhiều năm nên người tiêu dùng quen sử dụng, và vì gần nhà họ.

Để các doanh nghiệp bán lẻ có thể phát triển hơn nữa, theo ông Ralf Mattheas, các doanh nghiệp phải có được sự trung thành từ khách hàng; rút ra bài học từ những kinh nghiệm của những người đi trước và áp dụng vào việc kinh doanh thực tế tại Việt Nam.

tbktvn

Các tin tức khác

>   RIAV kiện Nokia và IPTV đòi 50 tỉ đồng tiền bản quyền (28/10/2008)

>   Phát lo vì các siêu dự án thép (28/10/2008)

>   CPI giảm còn do cộng hưởng từ thế giới (28/10/2008)

>   Khách quốc tế đến Tp.HCM giảm (28/10/2008)

>   PVN vẫn đảm bảo sản lượng khai thác dầu thô (28/10/2008)

>   Luồng thông, nhà thầu tắc vốn (28/10/2008)

>   TP.HCM tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát (28/10/2008)

>   Lối đi sắp bị phá bỏ, dân chung cư kêu cứu (28/10/2008)

>   Ngành điều đang thiếu nguyên liệu (28/10/2008)

>   Lãi giả, lỗ thật  (28/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật