Thứ Tư, 15/10/2008 15:06

Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp "hái ra tiền"

Các cơ quan chính phủ đang tìm cách hỗ trợ ngành xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số thông qua những chính sách về thuế và hỗ trợ ngoại hối.

Hàng loạt giải pháp

Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) dự kiến trong tháng 10 sẽ đề xuất với Chính phủ một số giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện các quy định về quản lý xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: nghiên cứu, ban hành quy định về mã số hàng hóa theo hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa; xây dựng quy định về kiểm tra nội dung phần mềm, quy trình, thủ tục quản lý xuất nhập khẩu sản phẩm phần mềm và nội dung số và phương án thẩm định giá phần mềm và nội dung số.

Các giải pháp sẽ được hoàn thiện dần từ quý 2/2009 tới quý 4/2010. Cụ thể từ nay đến quý 2/2009 sẽ xây dựng và cập nhật nhanh mã hàng hoá cho các loại sản phẩm phần mềm và sản phẩm nội dung số cơ bản và quy định tạm thời về quy trình thủ tục quản lý xuất nhập khẩu sản phẩm phần mềm và nội dung số.

Dự kiến vào quý 4/2010, Bộ Tài Chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, MIC và Ngân hàng Nhà nước hoàn thành quy định tạm thời về quy trình thủ tục và điều kiện triển khai thực hiện xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số. Các cơ quan này cũng sẽ nghiên cứu hoàn thiện quy trình thủ tục quản lý xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số đối với xuất nhập khẩu qua mạng Internet.

Riêng Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định về thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số qua mạng internet.

MIC cũng sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định về thủ tục và phương thức kiểm tra nội dung sản phẩm phần mềm và nội dung số xuất nhập khẩu cũng như phương án thẩm định giá cho các loại sản phẩm phần mềm và sản phẩm nội dung số xuất nhập khẩu.

Game dẫn đầu doanh số

Theo khảo sát của MIC, tổng số doanh nghiệp phần mềm và nội dung số trong cả nước hiện nay là trên 1.000 doanh nghiệp, thu hút hơn 80.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm của năm 2007 ước đạt 64%, công nghiệp nội dung số đạt trên 55%.

Doanh thu gia công xuất khẩu phần mềm năm 2007 ước tính khoảng 180 triệu USD và xuất nhập khẩu nội dung số trên 27 triệu USD.

Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam cũng tăng trưởng khá nhanh, năm 2007 đạt khoảng 1,235 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm trước. Hiện tại chưa có số liệu chính xác về nhập khẩu sản phẩm phần mềm, tuy nhiên ước tính phần mềm nhập khẩu vào Việt Nam tăng đáng kể: từ 18 triệu USD năm 2005 lên trên 60 triệu USD năm 2007- nhờ động thái tuân thủ bản quyền của Chính phủ và một số cơ quan/doanh nghiệp lớn. Nhập khẩu nội dung số cũng chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính khoảng 30-50 triệu USD trong năm 2007.

Cũng theo khảo sát của MIC tiến hành năm 2007, trò chơi điện tử là lĩnh vực kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay với 50 công ty tham gia, đạt doanh số 45 triệu USD. Trong các loại dịch vụ như trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, trên máy tính đơn và trò chơi trên điện thoại di động thì trò chơi nhập khẩu hiện đang chiếm lĩnh thị trường.

“Mảng đem lại doanh thu lớn nhất cho công nghiệp nội dung là trò chơi trực tuyến, tiếp theo là trò chơi nhỏ cho điện thoại di động” - ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ phó Vụ Công nghệ Thông tin thuộc MIC cho biết.

doanh nhân

Các tin tức khác

>   Doanh nhiệp vừa và nhỏ (DNVVN): Yếu tự thân! (15/10/2008)

>   Bất bình đẳng giới trong chứng nhận quyền sử dụng đất (15/10/2008)

>   Ngành gỗ đang đối mặt nhiều rủi ro pháp lý (15/10/2008)

>   Hai gam màu của bức tranh kinh tế (15/10/2008)

>   Chevrolet Captiva máy dầu sẽ trình làng vào tháng 11 (15/10/2008)

>   Hợp tác Việt Nam - Hy Lạp: Cơ hội lớn cho cả hai bên (15/10/2008)

>   Mỹ xem xét xóa bỏ thuế chống bán phá giá với cá tra (15/10/2008)

>   Thị trường bán lẻ trước giờ G: DN lúng túng... chờ (15/10/2008)

>   Lành mạnh hóa thị trường xăng dầu: Phải có sự tham gia của tư nhân (15/10/2008)

>   Ký kết dự án khu công nghệ sản xuất kinh doanh 400 triệu USD (15/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật