Thứ Tư, 15/10/2008 15:08

Doanh nhiệp vừa và nhỏ (DNVVN): Yếu tự thân!

Đội ngũ DN được coi là “hùng hậu” nhất về số lượng đang bộc lộ những điểm yếu “tự thân”. Đây là nội dung được đề cập tại một cuộc hội thảo do báo Đầu tư phối hợp với Hiệp hội DNNVV tổ chức với sự bảo trợ thông tin của DĐDN.

Hầu hết các DNNVV, chủ yếu ngoài khu vực quốc doanh, do sinh sau đẻ muộn nên quy mô nhỏ và phần lớn giới hạn trong phạm vi gia đình. Vì vậy, việc quản lý DN theo phương thức “gia đình trị” và nguyên tắc thuận tiện. Từ đó, tính minh bạch trong quản lý đã không được tôn trọng.

Thiếu minh bạch - thiếu chuyên nghiệp

Sự thiếu minh bạch biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực trong quản lý DN, từ quan hệ lao động, thực hiện nghĩa vụ BHXH, bảo hiểm y tế, lập báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế đến quan hệ đối tác, bạn hàng... Trong khi đó, khi chúng ta gia nhập WTO, minh bạch là nguyên tắc nền tảng đặc biệt quan trọng. Yếu tố này đã và đang trở thành một thách thức lớn của DNNVV trong hợp tác, liên doanh, liên kết với các DN nước ngoài. Luật gia Vũ Xuân Tiền - TGĐ Cty CP Tư vấn Quản lý và đào tạo VFAM Việt Nam nêu ví dụ: Trong một hệ thống cty gia đình, Cty sản xuất của người cha cho Cty phân phối của người con nợ một số tiền hàng trong một thời gian dài. Khi một đối tác của Nhật Bản vào để tìm hiểu hợp tác đầu tư với Cty của người cha, phát hiện ra việc cha cho con nợ tiền quá dài, đối tác Nhật Bản đã kiên quyết chấm dứt việc hợp tác mặc dù mọi phương án đã được hoàn tất.

Ngay trong quan hệ với những người đồng sở hữu, sự thiếu minh bạch cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bất đồng, thậm chí là khiếu kiện trong nội bộ DN. Những vụ tranh chấp trong nội bộ DN có xu hướng gia tăng trong 2 năm qua đã chứng minh điều đó.

Bên cạnh đó, sự yếu kém về năng lực quản lý của một bộ phận không nhỏ các doanh nhân trong DNNVV có những biểu hiện như: tôn thờ nguyên tắc quản lý theo hiệu lực tuyệt đối của một cá nhân, thiếu tôn trọng quyền lực quản lý của hệ thống, thiếu tôn trọng các quy định của pháp luật mà chú trọng hơn tới việc tạo dựng mối quan hệ, thiếu quan tâm đến việc xây dựng văn hoá DN, xây dựng và phát triển thương hiệu... Điều này, theo ông Vũ Xuân Tiền, khi hoạt động kinh doanh ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, sự yếu kém về năng lực quản lý của chủ DN chưa gây ảnh hưởng lớn. Song, khi quy mô kinh doanh lớn hơn, yếu tố này trở thành một thách thức, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của DN.

Ít “ham học”

Năng lực quản lý, điều hành DN rất yếu, nhưng khá nhiều chủ DNNVV Việt Nam lại không chịu học tập để nâng cao năng lực quản lý của mình. Có thể ví dụ từ năm 2004, Chính phủ đã đành một khoản kinh phí gần 120 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. Tuy nhiên, những buổi tập huấn dành cho các giám đốc, chủ tịch HĐQT... về kỹ năng quản lý, điều hành, quản lý nhân sự, tài chính... thường rất ít học viên tham gia. Thậm chí, có khá nhiều trường hợp, sở kế hoạch đầu tư của tỉnh phải phát đi từ 400 – 500 thư mời, nhưng chỉ có khoảng 20 – 30 học viên tới tham dự.

Tình trạng người “đứng mũi chịu sào” trong DNNVV yếu kém trong quản lý như trên đã dẫn đến một loạt các khâu yếu kém kèm theo phía sau, như nhân sự quản lý và đào tạo nhân sự trong DN, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, không chú trọng vào công nghệ thông tin...

Các DN sinh ra ở các làng nghề là một ví dụ điển hình. Cách Hà Nội chỉ chưa đầy 70 km, hầu hết những người chủ DN ở làng Đọi Tam, Duy Tiên, Hà Nam, với những cơ sở sản xuất những sản phẩm “rất Tây” như bồn nước gỗ dùng cho Spa, hay thùng đựng rượu... đều không biết về “Internet”. Anh Bình, chủ một DN “tầm cỡ” trong vùng, lao động thường xuyên đến hàng trăm người tâm sự:  Chủ yếu là do người ta tìm đến đặt hàng, và qua trung gian, mối lái nên lợi nhuận cũng chẳng đáng kể là bao. Chứ tìm đến tận “gốc” thì mới ăn thua. Biết là vậy, nhưng anh cũng không nghĩ ra cách nào để “quảng bá”, giới thiệu sản phẩm của mình, trong khi, anh hồn nhiên cho rằng:  “Internet chỉ có bọn trẻ con nó biết chát chít thôi, chứ “người lớn” ai mà học được!”.

Như vậy, có thể nói, với những yếu kém còn tồn tại từ yếu tố chủ quan của các DN, cộng với việc phải đối mặt với những khó khăn hiện hữu trong tình hình lạm phát của đất nước, cũng như những biến động khó lường của kinh tế thế giới, các DNNVV nếu không tự “củng cố” mình thì việc nhiều DN bị quật ngã trong “bão” là điều không tránh khỏi.

“Hiện tại, bức tranh về kinh tế vĩ mô đã loé sáng, song nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế tăng giá và sức mua giảm sút đang làm cho các DNNVV lo lắng. Bóng mây ô nhiễm môi trường đang bao trùm cũng không khỏi khiến các DNNVV giật mình bởi với trình độ nhận thức cũng như nguồn vốn hạn chế, đầu tư vào xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất của các DNNVV vẫn chưa được chú trọng”.

(Ông Vũ Duy Thái - Chủ tịch Hiệp hội Công Thương TP Hà Nội)

“Cần phải nhìn nhận những yếu kém của các DNNVV từ khâu quản trị để có cái nhìn khách quan về sự cần thiết của việc DN phải phá sản hay chuyển đổi sang các ngành nghề kinh doanh khác cho phù hợp với năng lực, tạo sự sàng lọc tốt cho đội ngũ DNNVV phát triển bền vững”.

(Ông Lê Quang Mạnh - Cục Phát triển DNNVV, Bộ KHĐT)

dddn

Các tin tức khác

>   Bất bình đẳng giới trong chứng nhận quyền sử dụng đất (15/10/2008)

>   Ngành gỗ đang đối mặt nhiều rủi ro pháp lý (15/10/2008)

>   Hai gam màu của bức tranh kinh tế (15/10/2008)

>   Chevrolet Captiva máy dầu sẽ trình làng vào tháng 11 (15/10/2008)

>   Hợp tác Việt Nam - Hy Lạp: Cơ hội lớn cho cả hai bên (15/10/2008)

>   Mỹ xem xét xóa bỏ thuế chống bán phá giá với cá tra (15/10/2008)

>   Thị trường bán lẻ trước giờ G: DN lúng túng... chờ (15/10/2008)

>   Lành mạnh hóa thị trường xăng dầu: Phải có sự tham gia của tư nhân (15/10/2008)

>   Ký kết dự án khu công nghệ sản xuất kinh doanh 400 triệu USD (15/10/2008)

>   Vượt qua khủng hoảng  (15/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật