Thứ Sáu, 24/10/2008 11:37

Kết hợp hài hòa các lợi ích

Hiện nay, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng quan trọng như xăng, dầu, điện, thép xây dựng đang được dư luận rất quan tâm, bởi vấn đề này liên quan lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và giám đốc của các công ty thành viên VSA trong lĩnh vực sản xuất phôi thép và cán thép xây dựng cả nước đã thống nhất không tiếp tục hạ giá thép thêm nữa để bảo vệ sản xuất, dù giá thị trường thế giới đang giảm ở mức dưới giá thành.

Trước đó, do nhu cầu trong nước giảm, một số doanh nghiệp muốn xuất khẩu phôi thép, song nhịp giảm thuế xuất khẩu mặt hàng này lệch pha với sự sụt giá của thị trường thế giới, nên xuất khẩu sẽ bị lỗ.

Ðối với xăng, khi giá thị trường thế giới giảm mạnh, có ý kiến muốn giữ mức giá sẽ tính cả phần tăng thuế nhập khẩu và bù lỗ cho doanh nghiệp, nhưng Chính phủ đã quyết định chưa tăng thuế, để các doanh nghiệp có điều kiện bù lỗ và hạ một phần giá bán, giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.

Còn về điện, cùng với việc trình phương án tăng giá để "theo kịp giá thế giới", Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đề nghị dành đến 36% phần chênh lệch từ tăng giá điện đưa vào quỹ phúc lợi, khen thưởng và đã trả lại 13 dự án điện với lý do thiếu vốn đầu tư...

Từ nhiều góc độ, đang có sự đánh giá khác nhau về các động thái nói trên, nhân đây, chúng tôi xin tham gia một số ý kiến, chủ yếu là cách tiếp cận vấn đề này.

Một là, việc điều chỉnh giá những mặt hàng nói trên theo giá thị trường tác động đa chiều. Trong bối cảnh giá thị trường thế giới biến động, do ở thế chủ động nên lợi ích của doanh nghiệp, của Nhà nước có cơ hội để bù đắp. Thuế chưa tăng  thời điểm này có thể tăng thời điểm khác.

Tương tự như thế, trong giá bán hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu vẫn được tính 1.000 đồng/lít để bù khoản lỗ do phải kìm giá trước đây.

Hoặc có thời điểm giá thép trong nước tăng cao, không ít doanh nghiệp sản xuất thép lãi nhiều do nhập được phôi thép giá thấp trước đó. Riêng người tiêu dùng ở thế phụ thuộc, cơ hội như trên rất hãn hữu, hơn nữa lại phải mất tiền thêm cho cả phần kinh doanh kém hiệu quả và bất hợp lý của một số doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ...

Hai là, phải thừa nhận một thực tế là phần lớn các doanh nghiệp cung ứng điện, xăng, dầu và phần nào trong sản xuất thép đang có vị thế độc quyền.

Vị thế này hình thành trong cả một quá trình phát triển, đã phát huy tác dụng nhất định, nhất là trong bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn cung ứng nhiên liệu và ổn định giá trong một số trường hợp có biến động lớn hoặc vượt quá khả năng của người tiêu dùng.

Ở đây, một mặt cần tránh tư tưởng cứ thấy "độc quyền" là phê phán, là "kết tội" một cách võ đoán. Mặt khác, đòi hỏi có sự can thiệp kịp thời và hiệu quả hơn của Nhà nước đối với hành vi doanh nghiệp lợi dụng vị thế độc quyền và liên kết độc quyền, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, bổ sung và đưa các quy định kiểm soát, hạn chế độc quyền...

Ba là, khi xử lý các vấn đề về giá cần gắn với "thước đo" là các nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý...

Trong đó, việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu cần được hết sức quan tâm bởi nó tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống và kết quả thực hiện các mục tiêu nói trên.

Ðối với giá điện, chưa nói đến điện cho sản xuất, chỉ riêng điện sinh hoạt đã ảnh hưởng đến khoảng 95% số hộ trong cả nước. Còn nói đến giá xăng, không kể xăng kinh doanh vận tải, riêng xăng dùng cho phương tiện đi lại phổ thông đã liên quan hơn 25 triệu người đang sử dụng xe máy, trong đó rất nhiều đối tượng của chính sách an sinh xã hội...

nhân dân

Các tin tức khác

>   Cần làm rõ việc xuất khẩu lậu titan (24/10/2008)

>   Hải Dương cải cách hành chính, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển (24/10/2008)

>   Cơ chế thị trường ở đâu? (24/10/2008)

>   Cần quản chặt tập đoàn, tổng công ty (24/10/2008)

>   Gần 4.000 tỷ đồng cắt giảm từ đầu tư XDCB (24/10/2008)

>   VinaCapital: Kinh tế Việt Nam đang có chuyển biến tích cực (24/10/2008)

>   Giá tiêu dùng lần đầu tiên giảm từ đầu năm (24/10/2008)

>   Đẩy mạnh XK hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (24/10/2008)

>   Nhu cầu về thị trường mặt bằng bán lẻ hiện đại vẫn rất lớn (24/10/2008)

>   Doanh nghiệp trong nước làm gì để tồn tại? (24/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật